Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng đủ các yêu cầu nào? Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nào?
Trái phiếu doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng đủ các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định:
Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán
Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
1. Là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đúng quy định của pháp luật.
2. Được phát hành bằng đồng Việt Nam.
3. Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán, chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi và bên bán cam kết trái phiếu doanh nghiệp không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang mua bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu (trừ trường hợp tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu).
Trái phiếu doanh nghiệp (Hình từ internet)
Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nào?
Tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
...
6. Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi:
a) Trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành được phê duyệt theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương án);
c) Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi: Doanh nghiệp phát hành thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu; doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án;
d) Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn;
đ) Doanh nghiệp phát hành không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Tổ chức tín dụng khi thực hiện mua trái phiếu doanh nghiệp có trách nhiệm gì?
Tại Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng khi thực hiện mua trái phiếu doanh nghiệp
1. Thẩm định việc đáp ứng các nguyên tắc tại Điều 4 Thông tư này để xem xét quyết định việc mua trái phiếu doanh nghiệp.
2. Thực hiện theo dõi, giám sát việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phát hành; trường hợp phát hiện doanh nghiệp phát hành sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu không đúng mục đích tại phương án, cam kết với tổ chức tín dụng, thì tổ chức tín dụng yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu mua lại trái phiếu trước hạn.
3. Yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hoặc khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn theo cam kết tại điểm c khoản 6 Điều 4 Thông tư này, tổ chức tín dụng thực hiện xử lý, thu hồi nợ gốc, lãi trái phiếu.
4. Trong thời gian nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, tối thiểu định kỳ 06 tháng/lần, tổ chức tín dụng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.
5. Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình mua trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo khả năng thu hồi tiền gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp.
Trên đây là trách nhiệm của tổ chức tín dụng khi thực hiện mua trái phiếu doanh nghiệp.
Tải về mẫu phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới nhất 2023: Tại Đây
Nguyễn Anh Hương Thảo
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trái phiếu doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?