Trạm y tế thay đổi thời gian làm việc thì có phải điều chỉnh giấy phép khám bệnh chữa bệnh không?
- Trạm y tế thay đổi thời gian làm việc thì có phải điều chỉnh giấy phép khám bệnh chữa bệnh?
- Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hoạt động của trạm y tế khi trạm y tế thay đổi thời gian làm việc?
- Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp thay đổi thời gian làm việc trạm y tế được quy định như thế nào?
Trạm y tế thay đổi thời gian làm việc thì có phải điều chỉnh giấy phép khám bệnh chữa bệnh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
...
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
...
Theo căn cứ tại Điều 54 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Điều chỉnh giấy phép hoạt động
1. Điều chỉnh giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn;
b) Thay đổi quy mô hoạt động;
c) Thay đổi thời gian làm việc;
...
Như vậy, trạm y tế thay đổi thời gian làm việc thì phải điều chỉnh giấy phép khám bệnh chữa bệnh.
Lưu ý: Để được điều chỉnh giấy phép khám bệnh chữa bệnh thì giấy phép hoạt động của trạm y tế phải còn hiệu lực. Ngoài ra, đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Trạm y tế thay đổi thời gian làm việc thì có phải điều chỉnh giấy phép khám bệnh chữa bệnh không? (hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hoạt động của trạm y tế khi trạm y tế thay đổi thời gian làm việc?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
1. Bộ trưởng Bộ Y tế:
a) Cấp mới, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
...
d) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý khi thay đổi thời gian làm việc.
đ) Điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý khi thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi địa điểm.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp các trạm y tế thuộc thẩm quyền quản lý khi thay đổi thời gian làm việc.
Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp thay đổi thời gian làm việc trạm y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 65 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp thay đổi thời gian làm việc của trạm y tế được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ và lệ phí
Nộp hồ sơ đề nghị thay đổi thời gian làm việc của trạm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP: TẢI VỀ
Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
Bước 2: Trả phiếu tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động trả cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung:
- Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.
Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Bước 3: Công khai nội dung điều chỉnh
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố, cập nhật trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin liên quan đến nội dung điều chỉnh.
Lưu ý: Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trạm y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?