Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến tài sản thì căn cứ vào đâu và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án quy định thế nào?
- Trường hợp nào thì có thể yêu cầu được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
- Khi có tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì có thể thực hiện khởi kiện ra tòa án hay không?
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không?
Trường hợp nào thì có thể yêu cầu được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, trong trường hợp này Nông trường cao su đã xâm hại đến tài sản của bạn nên đây được xem là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến tài sản (Hình từ Internet)
Khi có tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì có thể thực hiện khởi kiện ra tòa án hay không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
"Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
..."
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc về thẩm quyền của Tòa án.
Vì vậy, bạn có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu Nông trường cao su bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho bạn.
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không?
Cũng theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là Tòa án cấp huyện và theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
- Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
+ Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Theo đó, Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú (Nông trường cao su) sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?