Triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự của Điều tra viên quy định như thế nào?
Điều tra viên có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định nhiệm vụ của điều tra viên như sau:
"Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này."
Như vậy theo quy định trên, điều tra viên được phép triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để phục vụ cho công việc điều tra của mình.
Điều tra viên
Triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự của Điều tra viên quy định như thế nào?
Theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) thực hiện Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành (vẫn còn hiệu lực thi hành) có hướng dẫn thêm về việc triệu tập những cá nhân này như sau:
"1.3. Khi tiến hành triệu tập để lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong các vụ án hình sự thuộc các đối tượng dưới đây thì Điều tra viên phải cân nhắc cụ thể từng trường hợp để đề xuất Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án ký giấy triệu tập hoặc giấy mời đến trụ sở Cơ quan điều tra để lấy lời khai hoặc có thể lấy lời khai tại nơi ở, nơi làm việc:
- Những người có chức sắc trong các tôn giáo như: Giám mục, Linh mục trong đạo Thiên chúa; Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trong Phật giáo; Mục sư, Giáo sư trong đạo Cao đài và người đứng đầu các tôn giáo khác;
- Người có danh tiếng trong xã hội hoặc trong các dân tộc ít người;
- Người là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín lớn trong nước và trên thế giới;
- Đối với người nước ngoài, việc triệu tập phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan đến quan hệ ngoại giao và người nước ngoài;"
Như vậy, văn bản không quy định cụ thể các trường hợp này điều tra viên được quyền triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà tự điều tra viên đánh giá sự cần thiết cho công việc điều tra của mình thì được phép triệu tập, chỉ lưu ý một số vấn đề như trên.
Trường hợp nào thì cần thay đổi Điều tra viên theo quy định pháp luật?
Theo Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra như sau:
- Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
- Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?