Trong Bộ Quốc phòng, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ gì? Hội đồng họp toàn thể thành viên để giải quyết những vấn đề gì?
- Trong Bộ Quốc phòng, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ gì?
- Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật họp toàn thể thành viên để giải quyết những vấn đề gì?
- Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật làm việc theo cơ chế gì? Đầu mối phối hợp hoạt động của Hội đồng là cơ quan nào?
Trong Bộ Quốc phòng, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
2. Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật chỉ đạo chung công tác của Hội đồng, đồng thời thay mặt thủ trưởng cơ quan, đơn vị giải quyết những công việc của Hội đồng thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, đơn vị.
3. Các Phó chủ tịch và các thành viên của Hội đồng phụ trách một hoặc một số mặt công tác của Hội đồng do Chủ tịch hội đồng phân công, đồng thời thay mặt thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi mình công tác chỉ đạo, đôn đốc tổ chức triển khai kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình.
...
Theo quy định trên, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật chỉ đạo chung công tác của Hội đồng, đồng thời thay mặt thủ trưởng cơ quan, đơn vị giải quyết những công việc của Hội đồng thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, đơn vị.
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật họp toàn thể thành viên để giải quyết những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
...
4. Hội đồng họp toàn thể thành viên theo định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất theo quyết định của Chủ tịch hội đồng để giải quyết những vấn đề sau:
a) Đề ra chương trình, kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm; đề xuất, kiến nghị các biện pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết năm về phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Đề xuất những biện pháp xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Cho ý kiến kế hoạch dự toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng;
đ) Quyết định những vấn đề khác theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan, đơn vị; theo đề nghị của Chủ tịch, Phó chủ tịch hội đồng, Cơ quan thường trực hoặc các thành viên Hội đồng.
...
Như vậy, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật họp toàn thể thành viên theo định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất theo quyết định của Chủ tịch hội đồng để giải quyết những vấn đề sau:
- Đề ra chương trình, kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm; đề xuất, kiến nghị các biện pháp đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
- Thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết năm về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Đề xuất những biện pháp xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Cho ý kiến kế hoạch dự toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng;
- Quyết định những vấn đề khác theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan, đơn vị; theo đề nghị của Chủ tịch, Phó chủ tịch hội đồng, Cơ quan thường trực hoặc các thành viên Hội đồng.
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật làm việc theo cơ chế gì? Đầu mối phối hợp hoạt động của Hội đồng là cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
...
5. Hội đồng làm việc theo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng gắn với nhiệm vụ của từng cơ quan. Đầu mối phối hợp hoạt động của Hội đồng là Cơ quan thường trực hội đồng do Phó chủ tịch thường trực và các Ủy viên thường trực chỉ đạo; giúp việc Hội đồng và Cơ quan thường trực hội đồng là bộ phận Thư ký hội đồng.
Theo quy định trên, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật làm việc theo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng gắn với nhiệm vụ của từng cơ quan.
Đầu mối phối hợp hoạt động của Hội đồng là Cơ quan thường trực hội đồng do Phó chủ tịch thường trực và các Ủy viên thường trực chỉ đạo. Giúp việc Hội đồng và Cơ quan thường trực hội đồng là bộ phận Thư ký hội đồng.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phổ biến giáo dục pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?