Trong công tác khảo sát địa chất của công trình thủy lợi thì an toàn lao động được quy định như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Trong công tác khảo sát địa chất của công trình thủy lợi thì an toàn lao động được quy định như thế nào? An toàn lao động khi máy khoan đang hoạt động được thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Mẫn đến từ Long An.

Trong công tác khảo sát địa chất của công trình thủy lợi thì an toàn lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ theo mục H.1 Phụ lục H ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:

Một số quy định chung về an toàn lao động
Công tác an toàn lao động khi thi công khoan máy, khoan tay và đào thực hiện theo quy định ở luật an toàn lao động hiện hành và cần lưu ý thêm một số nội dung sau
1) Tất cả các cán bộ công nhân phục vụ cho công việc khoan, đào đều phải được phổ biến về an toàn lao động;
2) Mọi người có mặt tại công trường đều phải mặc quần áo, đội mũ, đeo găng tay và đi giầy bảo hộ lao động theo quy định hiện hành;
3) Đơn vị chủ quản của tổ khoan/đào có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện để tổ khoan/đào có lán trại, đủ chỗ ăn ngủ hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho người lao động;
4) Mọi công việc đều phải được tiến hành theo đúng phương án kỹ thuật khảo sát;
5) Khi làm việc ở độ cao từ 2 m trở lên, nhất thiết phải tuân thủ các điểm sau đây:
- Phải thắt dây an toàn;
- Không được đưa dụng cụ cho nhau bằng cách tung ném;
- Lên xuống hố đào phải có bậc, lên xuống giá khoan phải dùng thang có tay vịn chắc chắn;
- Đối với đào hố: Không được hất đất bằng xẻng mà phải dùng xô buộc dây để chuyển đất đào lên trên miệng hố;
6) Khi bàn giao ca, kíp/tổ trưởng khoan/đào của ca trước có trách nhiệm bàn giao cho ca sau trạng thái thiết bị, tình trạng hố khoan, tình hình sản xuất nói chung, tình hình vệ sinh, an toàn lao động, để ca sau nắm vững tình hình trước khi tiến hành khoan/đào tiếp. Sau khi nhận ca, kíp/tổ trưởng khoan/đào của ca sau phải kiểm tra tình trạng hoạt động của máy khoan, máy bơm, máy nổ. Các hư hỏng, trục trặc phải được khắc phục ngay;
7) Máy, thiết bị, dụng cụ khoan phải được lắp đặt, vận hành, chăm sóc, sửa chữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi sử dụng cần kiểm tra chạy thử nếu thấy tốt, hợp quy cách mới được vận hành. Mỗi máy, thiết bị khoan nên có lý lịch kỹ thuật và hồ sơ theo dõi quá trình sử dụng;
8) Khi máy làm việc, nếu phát hiện có hiện tượng bất thường phải lập tức ngừng máy để kiểm tra và sửa chữa kịp thời;
9) Các thiết bị dụng cụ nâng hạ như ròng rọc, pa lăng, cáp, móc neo, v.v... phải được sử dụng đúng sức nâng theo quy định;
10) Phải triệt để tuân thủ các quy định về an toàn điện đã được ban hành. Người không có chuyên môn về điện không được tiến hành lắp ráp, sửa chữa điện. Trên khoan trường dây điện phải sử dụng loại dây có vỏ cách điện tốt. Không được để đường dây điện trực tiếp tiếp xúc với tháp khoan bằng kim loại. Các thiết bị nhất thiết phải có dây tiếp đất, tháp khoan phải có dây chống sét;
11) Nếu thi công ban đêm phải có đầy đủ ánh sáng để đảm bảo kíp khoan có thể quan sát rõ được tất cả các vị trí trong khoan trường.
...

Như vậy trong công tác khảo sát địa chất của công trình thủy lợi thì an toàn lao động được quy định như trên.

Công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)

Trong công trình thủy lợi thì an toàn lao động khi máy khoan đang hoạt động được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 mục H.1 Phụ lục H ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:

An toàn lao động trong khoan xoay, khoan xoay - đập (thủy lực)
1) Khi máy khoan đang hoạt động:
- Không được thay đổi tốc độ của đầu máy, tời, đổi chuyển động từ đầu máy sang tời và ngược lại khi chưa ngắt ly hợp, hoặc đã ngắt ly hợp nhưng chuyển động quay chưa ngừng hẳn;
- Không được khóa chặt các tay điều khiển như ly hợp, cần số, hệ thống van điều khiển thủy lực của máy khoan, máy bơm, máy phát lực;
- Không được tiến hành sửa chữa, điều chỉnh bất cứ một cơ cấu, chi tiết nào của các thiết bị này;
- Không được sờ tay vào các thiết bị đang quay;
- Trước khi vặn chấu mâm cặp đầu máy phải gạt tay điều khiển hộp tốc độ về vị trí trung gian (số 0), nhả khớp ly hợp và chờ cho trục chính ngừng quay hẳn mới được thực hiện các thao tác vặn, mở chấu đầu máy.
...

Theo đó, trong công trình thủy lợi thì an toàn lao động khi máy khoan đang hoạt động được thực hiện như sau:

- Không được thay đổi tốc độ của đầu máy, tời, đổi chuyển động từ đầu máy sang tời và ngược lại khi chưa ngắt ly hợp, hoặc đã ngắt ly hợp nhưng chuyển động quay chưa ngừng hẳn;

- Không được khóa chặt các tay điều khiển như ly hợp, cần số, hệ thống van điều khiển thủy lực của máy khoan, máy bơm, máy phát lực;

- Không được tiến hành sửa chữa, điều chỉnh bất cứ một cơ cấu, chi tiết nào của các thiết bị này;

- Không được sờ tay vào các thiết bị đang quay;

- Trước khi vặn chấu mâm cặp đầu máy phải gạt tay điều khiển hộp tốc độ về vị trí trung gian (số 0), nhả khớp ly hợp và chờ cho trục chính ngừng quay hẳn mới được thực hiện các thao tác vặn, mở chấu đầu máy.

Khi kéo cần và ống khoan trong công trình thủy lợi thì việc đảm bảo an toàn lao động được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 mục H.1 Phụ lục H ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:

An toàn lao động trong khoan xoay, khoan xoay - đập (thủy lực)
...
4) Khi kéo cần vá ống khoan:
- Không được phép kéo cần, ống khoan từ vị trí nằm ngang lên vị trí thẳng đứng với tốc độ kéo lớn hơn 1,5 m/s;
- Chiều cao của các cần dựng phải phù hợp với chiều cao làm việc của tháp. Đầu cần phải nhô cao hơn mặt sàn phụ trợ trên tháp từ 1,2 m đến 1,7 m.
...

Như vậy, khi kéo cần và ống khoan trong công trình thủy lợi thì việc đảm bảo an toàn lao động được thực hiện như quy định trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi

Nguyễn Nhật Vy

Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Pháp luật
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào