Trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng việc điều tra cây cá lẻ thực hiện theo những nội dung gì?
- Trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng việc điều tra cây cá lẻ thực hiện theo những nội dung gì?
- Dùng phương pháp gì để điều tra cây cá lẻ trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng?
- Thành quả điều tra cây cá lẻ được thể hiện như thế nào?
- Về tăng trưởng của cây cá lẻ được tiến hành như thế nào?
Trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng việc điều tra cây cá lẻ thực hiện theo những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về nội dung của việc điều tra cây cá lẻ trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng như sau:
- Điều tra hình dạng thân cây, bao gồm: hình số thường và hình số tự nhiên của thân cây;
- Điều tra cây ngả hoặc bộ phận thân cây, bao gồm: đường kính, chiều dài (hoặc chiều cao) thân cây và thể tích cây (có vỏ, không vỏ);
- Điều tra cây đứng, bao gồm: đường kính thân tại vị trí 1,3 m, đường kính gốc, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, thể tích cây (có vỏ, không vỏ) và phẩm chất cây;
- Điều tra gốc chặt, bao gồm: đường kính và chiều cao.
Trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng việc điều tra cây cá lẻ thực hiện theo những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Dùng phương pháp gì để điều tra cây cá lẻ trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì phương pháp dùng để điều tra cây cá lẻ trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng gồm:
- Sử dụng các dụng cụ đo chuyên dùng trong điều tra rừng để đo tính trực tiếp trên thân cây đứng hoặc bộ phận cây ngả và gốc chặt;
- Xác định hình số thường: giải tích thân cây để tính thể tích thực của cây và so sánh với thể tích hình viên trụ có đường kính bằng đường kính vị trí 1,3 m trên thân cây và chiều cao hình viên trụ bằng chiều dài thân cây;
- Xác định hình số tự nhiên: giải tích thân cây để tính thể tích thực của cây và so sánh với thể tích hình viên trụ có đường kính bằng đường kính vị trí 1/10 tính từ gốc trên thân cây và chiều cao bằng chiều dài thân cây;
- Tính thể tích bộ phận cây ngả: công thức tính thể tích bộ phận cây ngả hoặc khúc gỗ tròn được tính theo tiết diện ngang bình quân nhân (x) với chiều dài của cây ngả hoặc khúc gỗ tròn;
- Thể tích cây đứng tính gián tiếp qua công thức: V = G.H.F (trong đó: V là thể tích thân cây; G là diện tích tiết diện ngang thân cây; H là chiều cao cây; F là hình số) hoặc sử dụng các biểu thể tích lập sẵn và các mô hình tính thể tích lập sẵn để tra cứu, xác định thể tích cây đứng;
- Đường kính tán cây được đo thông qua hình chiếu tán trên mặt đất hoặc đo vẽ trắc đồ ngang của tán cây theo đúng hình dạng và phân bố của chúng trong lâm phần;
- Đánh giá phẩm chất cây đứng qua quan sát hình thái và sinh trưởng phát triển của cây để phân chia các cấp: tốt, trung bình và xấu.
Thành quả điều tra cây cá lẻ được thể hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT trong công tác kiểm kê theo dõi diễn biến rừng thì thành quả của việc điều tra cây cá lẻ được thể hiện bằng những tài liệu sau:
- Hệ thống số liệu đo đếm, thu thập và biểu tổng hợp kết quả điều tra, tính toán cây cá lẻ theo Biểu số 25 và Biểu số 26 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
Biểu số 25 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT và Biểu số 26 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, được thể hiện như sau:
Tải về Biểu số 25; Tải về Biểu số 26
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá cây cá lẻ.
Về tăng trưởng của cây cá lẻ được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Điều tra tăng trưởng rừng
1. Nội dung điều tra tăng trưởng rừng:
a) Tăng trưởng thường xuyên hàng năm;
b) Tăng trưởng thường xuyên định kỳ;
c) Tăng trưởng bình quân định kỳ;
d) Tăng trưởng bình quân chung;
đ) Suất tăng trưởng;
e) Điều tra tăng trưởng cây cá lẻ, bao gồm: đường kính, chiều cao, hình dạng thân cây, thể tích cây;
g) Điều tra tăng trưởng lâm phần, bao gồm: mật độ, đường kính bình quân, chiều cao bình quân, tổng tiết diện ngang và trữ lượng lâm phần.
2. Phương pháp điều tra tăng trưởng rừng:
a) Phương pháp điều tra tăng trưởng cây cá lẻ, bao gồm: phương pháp giải tích thân cây, phương pháp khoan tăng trưởng, phương pháp đo lặp định kỳ theo thời gian và phương pháp sử dụng mô hình sinh trưởng một số loài cây;
b) Phương pháp điều tra tăng trưởng lâm phần, bao gồm: thiết lập ô định vị để điều tra đo đếm tăng trưởng các chỉ tiêu điều tra lâm phần qua các năm; trường hợp rừng trồng điều tra tăng trưởng theo các cấp đất;
c) Phương pháp tính toán tăng trưởng rừng tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 1 Điều này theo quy định tại Biểu số 11 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Thành quả điều tra tăng trưởng rừng:
a) Hệ thống số liệu điều tra gốc và biểu tổng hợp kết quả điều tra tăng trưởng rừng theo các Biểu số 11, 12, 13, 14, 15 và Biểu số 16 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tăng trưởng rừng.
Theo đó việc điều tra tăng trưởng cây cá lẻ thuộc nhiệm vụ điều tra tăng trưởng rừng được điều tra về: đường kính, chiều cao, hình dạng thân cây, thể tích cây.
Điều tra tăng trưởng cây cá thẻ được thực hiện bằng phương pháp: Phương pháp giải tích thân cây, phương pháp khoan tăng trưởng, phương pháp đo lặp định kỳ theo thời gian và phương pháp sử dụng mô hình sinh trưởng một số loài cây.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Theo dõi diễn biến rừng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?