Trong hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh thì kế hoạch tối thiểu phải thực hiện những gì?
- Trong hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải thực hiện những gì?
- Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là gì và tổ chức thực hiện như thế nào?
- Các nhiệm vụ và quyền hạn chính của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn quy định thế nào?
Trong hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải thực hiện những gì?
Đầu tiên tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BYT có giải thích Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, tại Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn đối với cơ sở như sau:
Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn:
Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:
a) Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú tối thiểu phải phân công một người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.
Theo đó thì đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn gồm:
- Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là gì và tổ chức thực hiện như thế nào?
Theo Điều 17 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn như sau:
* Tổ chức:
- Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Giám đốc) quyết định thành lập.
- Chủ tịch hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là Giám đốc.
- Thư ký Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc người được giao nhiệm vụ phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Các thành viên Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là đại diện lãnh đạo các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng, trong đó tối thiểu phải có sự tham gia của lãnh đạo các phòng chức năng, khoa vi sinh/xét nghiệm, khoa dược và một số khoa lâm sàng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao.
* Nhiệm vụ:
- Tư vấn cho Giám đốc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn về việc sửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế trong cơ sở phù hợp với kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tham gia giám sát, đào tạo, nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Xem xét, đánh giá và định hướng việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở.
Các nhiệm vụ và quyền hạn chính của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn quy định thế nào?
Theo Điều 20 Thông tư 16/2018TT-BYT quy định về quyền và nhiệm vụ của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa hoặc trưởng bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho giám đốc về kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
2. Quyền hạn:
a) Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa.
b) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Đề xuất với giám đốc khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể có thành tích hoặc vi phạm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch không thành lập khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có nhiệm vụ và quyền hạn như trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn trừ Điểm a, Khoản 2 Điều này.
4. Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú, tùy theo phạm vi chuyên môn của cơ sở có nhiệm vụ triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp."
Theo đó, trên đây các nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Cần đảm bảo tuân thủ thực hiện theo đúng luật định.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm soát nhiễm khuẩn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?