Trong khi điều tra vụ việc cạnh tranh thì bên đề nghị triệu tập người làm chứng có bắt buộc phải trình bày lý do phải có người làm chứng hay không?
- Trong khi điều tra vụ việc cạnh tranh thì bên đề nghị triệu tập người làm chứng có bắt buộc phải trình bày lý do phải có người làm chứng hay không?
- Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên khi điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc nhiệm vụ của ai?
- Người làm chứng trong tố tụng cạnh tranh có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Trong khi điều tra vụ việc cạnh tranh thì bên đề nghị triệu tập người làm chứng có bắt buộc phải trình bày lý do phải có người làm chứng hay không?
Căn cứ tại Điều 84 Luật Cạnh tranh 2018 về triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra như sau:
Triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra
1. Trong quá trình điều tra, các bên có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh triệu tập người làm chứng. Bên đề nghị triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ trình bày lý do cần thiết phải có người làm chứng để Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định.
2. Việc lấy lời khai của người làm chứng phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
Như vậy, trong quá trình điều tra, các bên có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh triệu tập người làm chứng.
Bên đề nghị triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ trình bày lý do cần thiết phải có người làm chứng để Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định.
Trong khi điều tra vụ việc cạnh tranh thì bên đề nghị triệu tập người làm chứng có bắt buộc phải trình bày lý do phải có người làm chứng hay không? (Hình từ Internet)
Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên khi điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc nhiệm vụ của ai?
Căn cứ tại Điều 62 Luật Cạnh tranh 2018 về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
d) Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
đ) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra;
e) Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
g) Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
h) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;
i) Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;
k) Tham gia phiên điều trần;
l) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên khi điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
Trong đó, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 thì tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh 2018.
Người làm chứng trong tố tụng cạnh tranh có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Người làm chứng trong tố tụng cạnh tranh có quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể như sau:
- Cung cấp toàn bộ tài liệu, giấy tờ, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh; khai báo trung thực với Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về tất cả những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh mà mình biết được;
- Tham gia phiên điều trần và trình bày trước Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Được nghỉ việc trong thời gian Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần hoặc lấy lời khai nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Được chi trả các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Được từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra là người có quan hệ thân thích với mình;
- Bồi thường thiệt hại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc cho tổ chức, cá nhân khác;
- Có mặt tại phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh nếu việc khai báo của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên điều trần;
- Cam đoan trước Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
- Được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ việc cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?