Trong lực lượng Cảnh sát cơ động thì trưởng ca tuần tra, kiểm soát có bắt buộc là chỉ huy cấp Đại đội không?
- Trong lực lượng Cảnh sát cơ động thì trưởng ca tuần tra, kiểm soát có bắt buộc là chỉ huy cấp Đại đội không?
- Hiệu lệnh thực hiện kiểm soát của Cảnh sát cơ động được thực hiện bằng các hình thức nào?
- Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh trong việc điều động và phân công trách nhiệm tuần tra kiểm soát của đơn vị cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Trong lực lượng Cảnh sát cơ động thì trưởng ca tuần tra, kiểm soát có bắt buộc là chỉ huy cấp Đại đội không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định như sau:
Bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện tuần tra, kiểm soát và nhiệm vụ của Trưởng ca, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát
1. Căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động phân công Trưởng ca, Tổ trưởng, số lượng cán bộ, chiến sĩ trong mỗi tổ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ để tiến hành tuần tra, kiểm soát.
2. Trưởng ca tuần tra, kiểm soát là chỉ huy cấp Đại đội và tương đương trở lên, thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và có trách nhiệm:
a) Phân công, kiểm tra quân số, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong ca tuần tra;
b) Kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi làm nhiệm vụ; ra lệnh hành quân đến địa bàn làm nhiệm vụ theo đúng kế hoạch, phương án;
c) Tiếp nhận, xử lý thông tin của tổ tuần tra, kiểm soát về các tình huống xảy ra trong tuần tra, kiểm soát; báo cáo cấp có thẩm quyền khi có tình huống phức tạp xảy ra.
Như vậy trong lực lượng Cảnh sát cơ động thì trưởng ca tuần tra, kiểm soát là chỉ huy cấp Đại đội và tương đương trở lên.
Chính vì vậy có thể hiểu là vị trí này không bắt buộc phải là chỉ huy cấp Đại đội mà những người là chỉ huy cấp tương đương Đại đội hoặc hơn cũng có thể trở thành trưởng ca tuần tra, kiểm soát.
Cảnh sát cơ động
Hiệu lệnh thực hiện kiểm soát của Cảnh sát cơ động được thực hiện bằng các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định như sau:
Hiệu lệnh thực hiện kiểm soát
Hiệu lệnh thực hiện kiểm soát của Cảnh sát cơ động được thực hiện bằng các hình thức sau:
1. Bằng tay, gậy chỉ huy được sử dụng khi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát công khai cơ động bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ.
2. Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát ban ngày trên phương tiện giao thông.
3. Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên khu vực, địa bàn, tuyến mục tiêu phức tạp về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy tùy mà mục đích mà hiệu lệnh thực hiện kiểm soát của Cảnh sát cơ động được thực hiện bằng các hình thức sau:
- Bằng tay, gậy chỉ huy;
- Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra;
- Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.
Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh trong việc điều động và phân công trách nhiệm tuần tra kiểm soát của đơn vị cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh
1. Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi địa bàn quản lý;
b) Phân công, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền.
2. Phòng Cảnh sát bảo vệ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Cảnh sát Bảo vệ và cơ động Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tham mưu cho Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định bố trí các đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;
b) Bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn phức tạp.
Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh được quy định gồm 02 phần là:
- Trách nhiệm của Giám đốc Công an cấp tỉnh;
- Trách nhiệm của Phòng Cảnh sát bảo vệ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Cảnh sát Bảo vệ và cơ động Công an cấp tỉnh.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát cơ động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?