Trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị thì quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị gồm các nội dung gì?
- Trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị thì quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị gồm các nội dung gì?
- Quy hoạch thoát nước trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?
- Yêu cầu đối với quản lý cao độ có liên quan đến thoát nước trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị là gì?
Trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị thì quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị gồm các nội dung gì?
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị (Hình từ Internet)
Tại khoản 2 Điều 37 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định đối với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị cao độ nền và thoát nước mặt đô thị trong quy hoạch bao gồm:
- Xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị;
- Xác định lưu vực thoát nước chính, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối
- Giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
Quy hoạch thoát nước trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi Điều 4 Nghị định 98/2019/NĐ-CP) quy định:
Quy hoạch thoát nước
1. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch thoát nước là quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiệm vụ quy hoạch thoát nước đô thị cần làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước.
2. Quy hoạch thoát nước khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp. Nội dung cơ bản của quy hoạch thoát nước khu công nghiệp bao gồm: Đánh giá tổng hợp hiện trạng thoát nước mưa, thu gom thoát nước thải trong công nghiệp; dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước, nguồn tiếp nhận, mức độ ô nhiễm môi trường, vị trí, quy mô nhà máy xử lý nước thải, công nghệ xử lý nước thải phù hợp với đặc thù của khu công nghiệp.
3. Quy hoạch thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung là một nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn. Nội dung cơ bản của quy hoạch thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung bao gồm: Dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước; xác định vị trí, quy mô trạm bơm, trạm xử lý nước thải, các dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn quy hoạch.
4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, quy hoạch thoát nước tuân thủ các quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng và các quy định khác có liên quan.
Theo đó đối với các thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch thoát nước là quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ quy hoạch thoát nước đô thị cần làm rõ các nội dung:
- Phạm vi, ranh giới;
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
- Xác định lưu vực, phân vùng thoát nước;
- Nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước.
Yêu cầu đối với quản lý cao độ có liên quan đến thoát nước trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị là gì?
Tại Điều 6 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định đối với quản lý cao độ có liên quan đến thoát nước như sau:
Quản lý cao độ có liên quan đến thoát nước
1. Quản lý cao độ nền đô thị:
a) Cao độ nền đô thị được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng theo hệ cao độ chuẩn quốc gia phải bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước mưa, nước thải và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm quản lý và cung cấp các thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
c) Các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ cao độ nền đô thị đã được cung cấp;
d) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữa cao độ thiết kế công trình xây dựng và cao độ nền đô thị.
2. Quản lý cao độ của hệ thống thoát nước:
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm:
a) Xác định và quản lý cao độ mực nước các hồ điều hòa, kênh mương thoát nước nhằm bảo đảm tối đa khả năng tiêu thoát, điều hòa nước mưa, chống úng ngập và bảo vệ môi trường;
b) Quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa;
c) Cung cấp cao độ của hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các sông, hồ, kênh mương có liên quan đến việc thoát nước đô thị có trách nhiệm phối hợp vơi đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về thoát nước, chống ngập úng đô thị.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?