Trong tiến hành tố tụng hình sự, nếu phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì phiên tòa có bị tạm hoãn không?
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án trong tiến hành tố tụng hình sự là gì?
- Thư ký Tòa án trong tiến hành tố tụng hình sự bị thay đổi trong những trường hợp nào?
- Ai là người có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án trong tiến hành tố tụng hình sự?
- Trong tiến hành tố tụng hình sự, nếu phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì phiên tòa có bị tạm hoãn không?
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án trong tiến hành tố tụng hình sự là gì?
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
b) Phổ biến nội quy phiên tòa;
c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
d) Ghi biên bản phiên tòa;
đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.
Theo đó, trong tiến hành tố tụng hình sự, Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định nêu trên. Đồng thời, Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.
Thư ký Tòa án (Hình từ Internet)
Thư ký Tòa án trong tiến hành tố tụng hình sự bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thay đổi Thư ký Tòa án như sau:
Thay đổi Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
...
Căn cứ Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như sau:
Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Theo đó, Thư ký Tòa án sẽ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 54 nêu trên.
Ai là người có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án trong tiến hành tố tụng hình sự?
Căn cứ Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như sau:
Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Kiểm sát viên.
2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Như vậy, khi Thư ký Tòa án thuộc các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì những đối tượng theo quy định trên có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Tòa án.
Trong tiến hành tố tụng hình sự, nếu phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì phiên tòa có bị tạm hoãn không?
Căn cứ khoản 2 Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thay đổi Thư ký Tòa án như sau:
Thay đổi Thư ký Tòa án
....
2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Theo đó, việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Nếu tại phiên tòa thì sẽ do Hội đồng xét xử quyết định. Và khi phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Như vậy, trong tiến hành tố tụng hình sự, nếu phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì phiên tòa sẽ không bị tạm hoãn mà sẽ bị tạm ngừng.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư ký Tòa án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?