Trong tố tụng dân sự thì người thân của người khuyết tật nghe, nói có thể làm người phiên dịch cho họ không?
- Trong tố tụng dân sự thì người thân của người khuyết tật nghe, nói có thể làm người phiên dịch cho họ không?
- Trường hợp nào người phiên dịch là người thân của người khuyết tật nghe, nói phải từ chối phiên dịch?
- Người thân của người khuyết tật nghe, nói là người phiên dịch trong tố tụng dân sự thì có các quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Trong tố tụng dân sự thì người thân của người khuyết tật nghe, nói có thể làm người phiên dịch cho họ không?
Theo Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về người phiên dịch như sau:
Người phiên dịch
1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
2. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.
Theo quy định trường hợp chỉ có người thân thích của người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.
Trường hợp nào người phiên dịch là người thân của người khuyết tật nghe, nói phải từ chối phiên dịch?
Theo khoản 2 Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
1. Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Theo quy định người phiên dịch trong tố tụng dân sự là người thân của người khuyết tật nghe, nói phải từ chối phiên dịch trong những trường hợp sau đây:
- Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
...
- Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
- Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Trong tố tụng dân sự thì người thân của người khuyết tật nghe, nói có thể làm người phiên dịch cho họ không? (Hình từ Internet)
Người thân của người khuyết tật nghe, nói là người phiên dịch trong tố tụng dân sự thì có các quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
1. Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Như vậy, người thân của người khuyết tật nghe, nói là người phiên dịch trong tố tụng dân sự thì có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
- Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
- Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
- Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người phiên dịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?