Trong việc thực hiện công việc hàn điện thì việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện hay công nhân hàn thực hiện?
Trong việc thực hiện công việc hàn điện thì việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện hay công nhân hàn thực hiện?
Căn cứ theo tiểu mục 2.12 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Yêu cầu đối với quá trình công nghệ
...
2.5. Chỉ được phép lấy điện để hàn hồ quang từ máy phát điện hàn, máy biến áp máy chỉnh lu hàn. Cần cấp đíện từ lưới điện động lực, lưới điện chiếu sáng lưới điện trôlây để cấp cho hồ quang hàn.
2.6. Sơ đồ đấu một số nguồn điện hàn để cấp điện cho một hồ quang hàn phải đảm bảo sao cho điện áp giữa điện cực và chi tiết hàn khi không tải không vượt quá điện áp không tải của một trong các nguồn điện hàn.
2.7. Các máy hàn độc lớp cũng như các cụm máy hàn phải được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc aptomat ở phía nguồn. Riêng với các cụm máy hàn, ngoài việc bảo vệ ở phía nguồn còn phải bảo vệ bằng aptomat trên dây dẫn chung của mạch hàn và cầu chảy trên mỗi dây dẫn tới từng máy hàn.
2.8. Cho phép dùng dây dẫn mềm, thanh kim loại có hình dạng mặt cắt bất kì, nhưng phải bảo bảo đủ tiết diện yêu cầu, các tấm hàn hoặc chính kết cấu đã được hàn làm dây dẫn ngược nối chi tiết hàn với nguồn điện hàn. Cấm sử dụng lưới nối đất, các kết cấu xây dựng bằng kim loại, các thiết bị công nghệ không phải là đối tượng hàn làm dây dẫn ngược. Dây dẫn ngược phải được nối chắc chắn với cực nối (đúng bu lông kẹp chặt).
2.9. Khi di chuyển các máy hàn, phải cắt nguồn điện cấp cho máy hàn.
2.10. Cấm sửa chữa máy hàn khi đang có điện.
2.11. Khi ngừng công việc hàn điện phải cắt máy hàn ra khỏi lưới điện. Nếu công việc hàn hồ quang kết thúc, dây dẫn tới kìm hàn cũng phải tháo khỏi nguồn và đặt vào giá bằng vật liệu cách nhiệt.
Với nguồn điện hàn là máy phát một chiều, trước tiên phải cắt mạch nguồn điện một chiều, sau đó cắt mạch nguồn điện xoay chiều cấp cho động cơ máy phát điện hàn.
2.12. Việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện thực hiện công nhân hàn có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá trình làm việc. Khi có sự cố hoặc hỏng hóc phải báo ngay với thợ điện.
...
Như vậy, trong việc thực hiện công việc hàn điện thì việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện thực hiện công nhân hàn có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá trình làm việc. Khi có sự cố hoặc hỏng hóc phải báo ngay với thợ điện.
Công việc hàn điện (Hình từ Internet)
Các máy hàn nối tiếp xúc có quá trình làm chảy kim loại thì cần trang bị những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2.17 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Yêu cầu đối với quá trình công nghệ
...
2.17. Các máy hàn nối tiếp xúc có quá trình làm chảy kim loại, phải trang bị tấm chắn loại nóng chảy bắn ra, đồng thời đảm bảo cho phép theo dõi quá trình hàn cách an toàn.
2.18. ở những phân xưởng thường xuyên tiến hành lắp ráp và hàn các kết cấu kim loại cần được trang bị gá lắp ráp và thiết bị nâng chuyển.
2.19. Khi hàn có tỏa bụi và khí, cũng như hàn bên trong các buồng, thùng, kho, bể kín, hoặc hàn các chi tiết lớn từ phía ngoài, cần sử dụng miệng hết cục bộ động có bộ phận gá lắp nhanh chóng và chắc chắn.
2.20. Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, phảị có người nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát.
Người vào hàn phải đeo dây an toàn, và dây an toàn được nối với dây dẫn tới chỗ người quan sát.
Khi hàn bằng nguồn điện xoay chiều trong điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm (trong các thể tích bằng kim loại, trong các buồng có mức nguy hiểm cao) cần sử dụng thiết bị hạn chế điện áp không tải để đảm bảo an toàn khi công nhân thay que hàn. Trường hợp không có thiết bị đó cần có những biện pháp an toàn khác.
2.21. Cấm hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
Như vậy, các máy hàn nối tiếp xúc có quá trình làm chảy kim loại thì cần trang bị tấm chắn loại nóng chảy bắn ra, đồng thời đảm bảo cho phép theo dõi quá trình hàn cách an toàn.
Khi thực hiện công việc hàn điện đối với môi trường không khí cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Yêu cầu đối với gian sản xuất
...
3.5. Yêu cầu đối với môi trường không khí .
3.5.1. Trong các phân xưởng các bộ phận hàn và lắp ráp phải đảm bảo điều kiện vi khí hậu theo các quy định hiện hành.
3.5.2. Trong các gian của phân xưởng hàn, lắp ráp phải có thông gió cấp và hút.
3.5.3. Khi hàn trong các buồng phòng kín phải thực hiện thông gió cục bộ ở chỗ tiến hành hàn. Không khí hết phải thải ra ngoài vùng không khí cấp.
...
Như vậy, khi thực hiện công việc hàn điện đối với môi trường không khí cần phải đáp ứng những yêu như trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công việc hàn điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?