Trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an, viện pháp y tâm thần Trung ương của Bộ Y tế có được xem là một tổ chức giám định tư pháp hay không?
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an, viện pháp y tâm thần Trung ương của Bộ Y tế có được xem là một tổ chức giám định tư pháp hay không?
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ gì trong hoạt động giám định tư pháp?
- Viện pháp y tâm thần Trung ương thuộc Bộ Y tế có chức năng gì?
Trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an, viện pháp y tâm thần Trung ương của Bộ Y tế có được xem là một tổ chức giám định tư pháp hay không?
Trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an có được xem là một tổ chức giám định tư pháp hay không?
Tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 8 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 bao gồm:
(1) Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
(2) Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
a) Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
b) Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
c) Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
d) Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
(3) Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
a) Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
b) Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất
ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
(4) Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
a) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
c) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
d) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(5) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.
(6) Tổ chức giám định tư pháp công lập có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
(7) Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập quy định tại khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn
Căn cứ quy định trên, có thể thấy cả trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an và viện pháp y tâm thần trung ương của Bộ Y tế đều được xem là một tổ chức giám định tư pháp, cụ thể:
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an là tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y
- Viện pháp y tâm thần Trung ương của Bộ Y tế là tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần
Trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ gì trong hoạt động giám định tư pháp?
Tại Điều 6 Nghị định 85/2013/NĐ-CP có quy định về trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an cụ thể như sau:
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
+ Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;
+ Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;
+ Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an có Giám đốc, các Phó Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp.
Việc bổ nhiệm Giám đốc, các Phó Giám đốc Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Viện pháp y tâm thần Trung ương thuộc Bộ Y tế có chức năng gì?
Chức năng, nhiệm vụ của viện pháp y tâm thần trung ương theo quy định tại Điều 7 Nghị định 85/2013/NĐ-CP như sau:
-Viện pháp y tâm thần Trung ương có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
+ Thực hiện giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;
+ Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định pháp y tâm thần trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;”c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y tâm thần;
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y tâm thần đối với các tổ chức giám định pháp y tâm thần trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế.
+ Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y tâm thần;
+ Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y tâm thần theo quy định của Bộ Y tế;
+ Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y tâm thần theo định kỳ hàng năm; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y tâm thần;
+ Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Viện pháp y tâm thần Trung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện pháp y tâm thần trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.
- Viện pháp y tâm thần Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể, chi tiết những tổ chức giám định tư pháp theo từng lĩnh vực. Trong số đó, Trung tâm giám định pháp y thuộc Bộ Công an là tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y và Viện pháp y tâm thần Trung ương của Bộ Y tế là tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần. Mỗi tổ chức có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể luật định.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?