Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam là gì?
Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ai?
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 03/2016/TT-BQP quy định về vị trí và chức năng của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
1. Vị trí
Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam là tổ chức đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động bằng ngân sách nhà nước, ngân sách quốc phòng và các nguồn tài trợ khác; được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Chức năng
a) Tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 504) trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chương trình 504).
b) Điều phối các hoạt động của Chương trình 504.
Như vậy, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam là tổ chức đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý.
Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ai? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 03/2016/TT-BQP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam như sau:
(1) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
(2) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch của Chương trình 504; quản lý, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện kế hoạch, báo cáo theo quy định.
(3) Tham gia với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính quân sự có liên quan đến công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
(4) Tham mưu cho Trưởng Cơ quan Thường trực và chủ trì thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ cấp quốc gia trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
(5) Chủ trì tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, xác định ưu tiên và điều phối thực hiện các dự án, nhiệm vụ rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn, tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và các nhiệm vụ khác theo Chương trình 504.
(6) Chủ trì xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên toàn quốc; đề xuất việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn; quản lý và tổ chức triển khai thực hiện việc theo dõi, giám sát chất lượng đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 504. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến nhiệm vụ của Chương trình 504.
(7) Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
(8) Quản lý, duy trì và phát triển hoạt động Trang thông tin điện tử của Chương trình 504 theo đúng quy định của pháp luật.
(9) Tuyển dụng, quản lý cán bộ, nhân viên, chuyên gia, cộng tác viên ngoài quân đội theo đúng quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Quốc phòng.
(10) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ quốc tế và các nguồn kinh phí khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
(11) Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết và đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
(12) Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao.
Như vậy, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam có 12 nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Mối quan hệ công tác của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 03/2016/TT-BQP quy định như sau:
Mối quan hệ công tác
1. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo 504 là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo.
2. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 504 là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy.
3. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với Tư lệnh Công binh là quan hệ phục tùng chỉ huy, chỉ đạo về hành chính quân sự.
4. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp hiệp đồng thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh và các mặt công tác khác theo chức năng, nhiệm vụ thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực được phân công.
6. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế là quan hệ phối hợp hiệp đồng, hợp tác thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Mối quan hệ công tác của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác như sau:
+ Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo 504 là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo.
+ Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 504 là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy.
+ Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp hiệp đồng thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh và các mặt công tác khác theo chức năng, nhiệm vụ thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực được phân công.
+ Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế là quan hệ phối hợp hiệp đồng, hợp tác thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khắc phục hậu quả bom mìn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?