Trung tâm tư vấn pháp luật không có biển hiệu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật không?
Trung tâm tư vấn pháp luật không có biển hiệu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết mức thù lao tư vấn pháp luật tại trụ sở;
b) Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức và hoạt động định kỳ hằng năm hoặc khi được yêu cầu; không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi nội dung đăng ký hoặc chấm dứt hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật; thay đổi giám đốc trung tâm, trưởng chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư; thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật;
d) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
đ) Cho người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm để thực hiện tư vấn pháp luật dưới danh nghĩa của trung tâm tư vấn pháp luật;
e) Cử người không phải là luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm tư vấn pháp luật tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tư vấn pháp luật;
g) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật;
h) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
Như vậy, Trung tâm tư vấn pháp luật không có biển hiệu thì không bị đình chỉ hoạt động mà thay vào đó có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Trung tâm tư vấn pháp luật không có biển hiệu thì có bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 01/2010/TT-BTP thì cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định như sau:
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 77/2008/NĐ-CP gồm có: Giám đốc, tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là luật sư), kế toán, thủ quỹ.
Trung tâm tư vấn pháp luật có thể có Phó Giám đốc và nhân viên khác.
- Giám đốc Trung tâm do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm không được đồng thời kiêm nhiệm Trưởng Chi nhánh.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
- Quyền, nghĩa vụ của Phó Giám đốc và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quy định.
Sở Tư pháp có trách nhiệm như thế nào trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 77/2008/NĐ-CP thì Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý hoạt động tư vấn pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh;
- Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật;
- Phối hợp với tổ chức chủ quản cùng cấp trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện tư vấn pháp luật;
- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật tại địa phương;
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp định kỳ hàng năm về tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh tại địa phương hoặc theo yêu cầu trong trường hợp đột xuất.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung tâm tư vấn pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?