Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm đúng không?
Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm đúng không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy định về người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng như sau:
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng
1. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban Quản lý Lăng.
2. Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, gồm Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng; Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng; có trách nhiệm giúp Trưởng ban Ban Quản lý Lăng chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Số lượng Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng không quá 02 người.
Theo quy định trên, Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban Quản lý Lăng.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo Điều 2 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về chiến lược, chương trình, kế hoạch
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hằng năm, các dự án, đề án quan trọng của Ban Quản lý Lăng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Tham gia thẩm định các đề án, dự án về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tham mưu với Đảng, Nhà nước về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo đảm an ninh, an toàn khu vực; đón tiếp, tuyên truyền; bảo đảm cảnh quan môi trường và tổ chức các hoạt động tại khu vực thuộc phạm vi quản lý.
3. Về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo đảm an ninh, an toàn khu vực
a) Thực hiện các nhiệm vụ về y tế để bảo quản, giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh;
b) Bảo vệ an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh;
c) Quản lý, vận hành, bảo đảm hệ thống hạ tầng, kỹ thuật; tôn tạo Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích K9 và các công trình có liên quan;
d) Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu Di tích K9 và các khu vực khác thuộc phạm vi quản lý.
...
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực chuyên ngành phục vụ nhiệm vụ được giao.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 61/2022/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng Ban Quản lý Lăng.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập
a) Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;
b) Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
3. Các đơn vị chuyên trách phối thuộc
a) Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;
b) Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
4. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác; thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu; bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
5. Văn phòng Ban Quản lý Lăng là tổ chức hành chính, tham mưu, giúp việc cho người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, có con dấu riêng, cơ cấu tổ chức có 03 phòng.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm:
- Văn phòng Ban Quản lý Lăng.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình.
+ Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Các đơn vị chuyên trách phối thuộc:
+ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng.
+ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?