Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế làm việc theo chế độ nào? Trưởng ban của Ban này có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BCĐHNQT năm 2014, có quy định về những nguyên tắc chung như sau:
Những nguyên tắc chung
- Ban Chỉ đạo quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thành viên thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kết luận;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
- Trường hợp không tham dự cuộc họp, thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia ủy quyền cho cán bộ có đủ thẩm quyền tham dự và có thông báo bằng văn bản;
- Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia (hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia khi được ủy quyền) ký các văn bản, báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký các thông báo, biên bản phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia và các văn bản liên quan đến tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia theo chức năng và thẩm quyền được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế (Hình từ Internet)
Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BCĐHNQT năm 2014, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia
1. Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia:
- Chỉ đạo toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo quốc gia; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia; quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia;
- Phân công nhiệm vụ đối với các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia;
- Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia.
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia - Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng:
- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia trong trường hợp Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia bận chương trình công tác;
- Chỉ đạo toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; ban hành Quy chế hoạt động; quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng;
- Phân công nhiệm vụ đối với các thành viên; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng;
- Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo quốc gia; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia; quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia;
- Phân công nhiệm vụ đối với các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia;
- Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế họp phiên toàn thể mỗi năm bao nhiêu lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BCĐHNQT năm 2014, có quy định về các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia như sau:
Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia
1. Ban Chỉ đạo họp phiên toàn thể mỗi năm một lần và họp bất thường khi cần thiết theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia. Thành phần tham dự phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia có thể mở rộng theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia định kỳ hoặc đột xuất làm việc với các Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành và các Ủy viên thường trực để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia.
3. Cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện cần thiết cho các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế họp phiên toàn thể mỗi năm 01 lần.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban Chỉ đạo quốc gia Hội nhập quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?