Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có phải đơn vị sự nghiệp không? Hiệu trưởng Trường có những trách nhiệm gì?
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có phải đơn vị sự nghiệp không?
Vị trí của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 1 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo phân cấp; nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Trường chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
3. Trường có tên giao dịch quốc tế là: Training Institute for Social Security Operation.
Theo quy định trên, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội là gì?
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Tổng Giám đốc quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về phát triển Trường phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Về đào tạo, bồi dưỡng
a) Xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ gửi Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Giám đốc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và phê duyệt theo quy định; triển khai các chương trình bồi dưỡng sau khi được Tổng Giám đốc ban hành.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn tài liệu các chương trình được giao tổ chức bồi dưỡng; trình Tổng Giám đốc quyết định việc tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu được giao biên soạn, trước khi trình Tổng Giám đốc ban hành; quản lý, cập nhật, bổ sung, sử dụng để giảng dạy.
c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
...
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao.
7. Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của Trường; cải cách hành chính; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN; thi đua - khen thưởng; tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định.
8. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo; văn thư, lưu trữ; quản lý công chức, viên chức; quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
Theo đó, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 6 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của Hiệu trưởng
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Xây dựng dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng, khoa; Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở bồi dưỡng thuộc Trường, chuyển Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình Tổng Giám đốc ban hành.
3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4. Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trường; đảm bảo chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
5. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Trường, quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức; chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Trường; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
6. Thực hiện quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có những trách nhiệm được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?