Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm báo cáo về kết quả và tiến độ thực hiện cuộc thanh tra với ai?
Tiêu chuẩn cần đáp ứng đối với Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước là gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn thanh tra
1. Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn
Trưởng đoàn thanh tra phải là Trưởng phòng trở lên hoặc từ Thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên và phải có các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
c) Có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
...
Theo quy định trên thì Trưởng đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước phải là Trưởng phòng trở lên hoặc từ Thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên và phải có các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
- Có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm báo cáo về kết quả và tiến độ thực hiện cuộc thanh tra với ai?
Theo khoản 3 Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Chế độ họp, giao ban
1. Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện. Cuộc họp phải được ghi thành biên bản để lưu hồ sơ cuộc thanh tra.
2. Trong trường hợp Đoàn thanh tra có nhiều tổ, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp giao ban với các tổ trưởng, cuộc họp phải được ghi thành biên bản để lưu hồ sơ cuộc thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả và tiến độ thực hiện với thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra hoặc Người ký quyết định thanh tra.
4. Sau khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải tổ chức họp rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá các thành viên của đoàn và gửi bản đánh giá đó cho các đơn vị có thành viên tham gia.
Theo đó, Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm báo cáo về kết quả và tiến độ thực hiện cuộc thanh tra với thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra hoặc Người ký quyết định thanh tra.
Mối quan hệ công tác của Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về mối quan hệ công tác của Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước như sau:
(1) Quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra với Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước
- Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra là công chức thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm báo cáo Chánh Thanh tra kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Trường hợp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước là Người ký quyết định thanh tra thì Chánh Thanh tra trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc hoạt động của Đoàn thanh tra đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
(2) Quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp
- Trưởng đoàn thanh tra là công chức các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý về kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(3) Quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với thành viên Đoàn thanh tra và giữa các thành viên Đoàn thanh tra
- Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
- Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra về thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền thì báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn thanh tra và đề xuất biện pháp xử lý.
-Trường hợp thành viên đoàn thanh tra là người thân thích với đối tượng thanh tra (quy định khoản 2 Điều 10 Quy chế này) thì phải báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra để Trưởng đoàn thanh tra báo cáo Người ký quyết định thanh tra thay đổi thành viên theo quy định.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra Kiểm toán nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?