Trường hợp nào Công dân Việt Nam đã kết hôn ở nước ngoài nhưng về Việt Nam bị từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn?
- Công dân Việt Nam đã kết hôn ở nước ngoài nhưng về Việt Nam bị từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trong trường hợp nào?
- Công dân Việt Nam đã kết hôn ở nước ngoài cần có điều kiện gì để được ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn?
- Công dân Việt Nam đã ly hôn ở nước ngoài thì hồ sơ ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn bao gồm những gì?
Công dân Việt Nam đã kết hôn ở nước ngoài nhưng về Việt Nam bị từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 36 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định các trường hợp công dân bị từ chối ghi vào sổ việc kết hôn như sau:
Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
1. Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
b) Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
Như vậy theo quy định trên công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài sẽ bị từ chối ghi vào sổ việc kết hôn nếu việc kết hôn đó vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp nào Công dân Việt Nam đã kết hôn ở nước ngoài nhưng về Việt Nam bị từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn? (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam đã kết hôn ở nước ngoài cần có điều kiện gì để được ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn?
Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định các điều kiện để công dân Việt Nam đã kết hôn ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn như sau:
Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.
Như vậy để được ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn khi công dân Việt Nam đã kết hôn ở nước ngoài thì tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Công dân Việt Nam đã ly hôn ở nước ngoài thì hồ sơ ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định hồ sơ ghi chú ly hôn của công dân đã được giải quyết ly hôn ở nước ngoài bao gồm như sau:
Thủ tục ghi chú ly hôn
1. Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
b) Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
c) Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ ghi chú ly hôn của công dân đã được giải quyết ly hôn ở nước ngoài bao gồm tờ khai theo mẫu quy định và bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ hộ tịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?