Trường hợp nào được cấp bản sao vi bằng? Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại được thực hiện như thế nào?
Trường hợp nào được xin cấp bản sao vi bằng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, cấp bản sao vi bằng được quy định như sau:
Cấp bản sao vi bằng
1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
Như vậy, việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại giữ bản chính chỉ được thực hiện trong 02 trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
- Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
Trường hợp nào được cấp bản sao vi bằng? Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phí cấp bản sao vi bằng năm 2022 là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, mức phí cấp bản sao vi bằng được quy định như sau:
Cấp bản sao vi bằng
...
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
Như vậy, trường hợp cấp bản sao vi bằng theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập sẽ thu chi phí cấp bản sao vi bằng. Múc chi phí cấp bản sau vi bằng quy định như sau: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
Trường hợp cấp bản sao theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng thì Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm thực hiện và sẽ không thu phí.
Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại được thực hiện như sau:
Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
1. Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
2. Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.
Như vậy, thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại được thực hiện theo các quy định nêu trên. Đồng thời, Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014.
Trịnh Ngọc Diệp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi bằng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?