Trường hợp nào được từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
- Trường hợp nào được từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
- Giao nhận đối tượng trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định ra sao?
- Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ đối tượng trưng cầu giám định tư pháp gồm nội dung nào?
Trường hợp nào được từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Trường hợp được từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 20/02/2023) như sau:
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp
...
4. Trường hợp từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định
a) Cá nhân, tổ chức giám định có quyền từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 24 và Điều 34 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 hoặc nội dung trưng cầu giám định không thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Điều 3 Thông tư này;
b) Việc từ chối giám định phải bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận quyết định trưng cầu, cá nhân, tổ chức giám định gửi văn bản từ chối giám định đến cơ quan, người trưng cầu giám định tư pháp.
Trước đây, trường hợp được từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được căn cứ theo Điều 12 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 20/02/2023) quy định như sau:
Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp
1. Khi người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định gửi quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định tư pháp, tổ chức, cá nhân được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thực hiện giám định theo nội dung được trưng cầu, yêu cầu trừ trường hợp được quyền từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp và trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Giám định tư pháp.
Việc thỏa thuận thực hiện giám định giữa bên yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân thực hiện giám định được thể hiện bằng hợp đồng hoặc bằng các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định từ chối thực hiện giám định thì phải có văn bản nêu rõ lý do theo quy định tại khoản 2 Điều 11 hoặc điểm d khoản 2 Điều 24 Luật Giám định tư pháp.
Theo đó, khi người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định gửi quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định tư pháp, tổ chức, cá nhân được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thực hiện giám định theo nội dung được trưng cầu, yêu cầu.
Trừ những trường hợp sau đây:
– Trường hợp được quyền từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020), điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, cụ thể:
+ Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định;
+ Đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng;
+ Thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm.
+ Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012, cụ thể:
+ Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định từ chối thực hiện giám định thì phải có văn bản nêu rõ lý do theo quy định.
Việc thỏa thuận thực hiện giám định giữa bên yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân thực hiện giám định được thể hiện bằng hợp đồng hoặc bằng các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Giao nhận đối tượng trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Giao nhận đối tượng trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định ra sao?
Giao nhận đối tượng trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định theo Điều 12 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 20/02/2023) như sau:
- Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phối hợp với người trưng cầu giám định để giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có).
- Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính và phải lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT.
- Trường hợp hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong và lập biên bản mở niêm phong theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT.
Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp có quyền từ chối nhận nếu phát hiện niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu bị thay đổi.
- Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành phải lập thành biên bản.
Trước đây, việc giao nhận đối tượng trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định theo Điều 13 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 20/02/2023) như sau:
Giao nhận đối tượng giám định tư pháp
1. Trong trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận đối tượng giám định phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư này.
2. Trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định không thể kèm theo đối tượng giám định, bên trưng cầu, yêu cầu giám định, cá nhân, tổ chức giám định và các bên có liên quan phải đến hiện trường nơi có vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định để lập biên bản bàn giao hiện trạng đối tượng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có thể yêu cầu bên trưng cầu, yêu cầu giám định và các bên có liên quan tạo điều kiện tiếp cận đối tượng giám định và cung cấp hồ sơ tài liệu cần thiết phục vụ cho việc lập đề cương và thực hiện giám định.
Theo đó, giao nhận đối tượng trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như sau:
– Trong trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận đối tượng giám định phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thực hiện giám định tư pháp
...
4. Quá trình thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu, yêu cầu phải theo quy định tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp và được lập thành văn bản theo mẫu, gồm:
a) Mẫu biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
…
– Trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định không thể kèm theo đối tượng giám định, bên trưng cầu, yêu cầu giám định, cá nhân, tổ chức giám định và các bên có liên quan phải đến hiện trường nơi có vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định để lập biên bản bàn giao hiện trạng đối tượng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
– Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có thể yêu cầu bên trưng cầu, yêu cầu giám định và các bên có liên quan tạo điều kiện tiếp cận đối tượng giám định và cung cấp hồ sơ tài liệu cần thiết phục vụ cho việc lập đề cương và thực hiện giám định.
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ đối tượng trưng cầu giám định tư pháp gồm nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
Biên bản giao nhận phải có nội dung sau đây:
– Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
– Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
– Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
– Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
– Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
– Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Huỳnh Lê Bình Nhi
- Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT
- Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT
- Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT
- khoản 2 Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012
- khoản 14 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
- điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp 2012
- khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
- khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012
- Điều 12 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?