Trưởng phòng công chứng của phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm đúng không?
- Trưởng phòng công chứng của phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm đúng không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp có cần đăng báo lại về việc thay đổi tên gọi đó không?
- Nghĩa vụ của phòng công chứng được quy định như thế nào?
Trưởng phòng công chứng của phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm đúng không?
Căn cứ Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định về phòng công chứng như sau:
Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Như vậy, theo quy định thì trưởng phòng công chứng của phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.
Trưởng phòng công chứng của phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm đúng không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp có cần đăng báo lại về việc thay đổi tên gọi đó không?
Căn cứ Điều 20 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Thành lập Phòng công chứng
1. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;
b) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
3. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó.
Nghĩa vụ của phòng công chứng được quy định như thế nào?
Theo đó, nghĩa vụ của phòng công chứng được quy định tại Điều 33 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:
(1) Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
(2) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
(3) Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
(4) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
(5) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
(6) Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
(7) Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
(8) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
(9) Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
(10) Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
(11) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?