Truyền máu tự thân được hiểu như thế nào? Truyền máu tự thân theo kế hoạch chỉ được thực hiện trong trường hợp nào?

Tôi muốn biết thêm thông tin về việc truyền máu tự thân được hiểu như thế nào? Đồng thời thì việc truyền máu tự thân theo kế hoạch chỉ được thực hiện trong trường hợp nào? Xin cảm ơn, câu hỏi của ban L.D.H (Hà Nội).

Truyền máu tự thân được hiểu như thế nào?

Theo Điều 53 Thông tư 26/2013/TT- BYT, quy định về nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân như sau:

Nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân
1. Phải có các quy trình truyền máu tự thân phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các quy trình chọn lựa, xét nghiệm, lấy, điều chế, bảo quản và truyền máu tự thân phải được lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.
2. Chỉ truyền máu tự thân theo kế hoạch đối với những trường hợp trước phẫu thuật có tiên lượng về nguy cơ mất máu đến mức phải truyền máu và bác sỹ điều trị có trách nhiệm cân nhắc, đánh giá tình trạng sức khoẻ người bệnh cho phép thực hiện lấy máu an toàn.
3. Việc lấy máu theo phương pháp truyền máu tự thân theo kế hoạch và truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
4. Ngoài việc tuân thủ các quy định về nhãn túi máu theo quy định tại Điều 21 Thông tư này, nhãn của túi máu tự thân phải được ghi thêm dòng chữ: “Chỉ dùng cho truyền máu tự thân”.
5. Các túi máu tự thân phải được bảo quản riêng biệt với máu lấy từ người hiến máu.
6. Bảo đảm truyền máu, chế phẩm máu cho đúng người bệnh đã được lấy máu. Máu thu nhận với mục đích truyền máu tự thân không được sử dụng cho người bệnh khác.

Theo quy định trên, thì có thể hiểu rằng truyền máu tự thân là một phương pháp truyền máu của mình cho chính bản thân mình và việc truyền máu tự thân phải có quy trình chọn lựa, xét nghiệm, lấy, điều chế, bảo quản và phải được lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.

* Lưu ý: Truyền máu tự thân phải bảo đảm truyền máu, chế phẩm máu cho đúng người bệnh đã được lấy máu. Máu thu nhận với mục đích truyền máu tự thân không được sử dụng cho người bệnh khác.

Truyền máu tự thân được hiểu như thế nào? Truyền máu tự thân theo kế hoạch chỉ được thực hiện trong trường hợp nào?

Truyền máu tự thân được hiểu như thế nào? Truyền máu tự thân theo kế hoạch chỉ được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Truyền máu tự thân theo kế hoạch chỉ được thực hiện trong trường hợp nào?

Theo đó, tại khoản 2 Điều 53 Thông tư 26/2013/TT- BYT, quy định về nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân như sau:

Nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân
1. Phải có các quy trình truyền máu tự thân phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các quy trình chọn lựa, xét nghiệm, lấy, điều chế, bảo quản và truyền máu tự thân phải được lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.
2. Chỉ truyền máu tự thân theo kế hoạch đối với những trường hợp trước phẫu thuật có tiên lượng về nguy cơ mất máu đến mức phải truyền máu và bác sĩ điều trị có trách nhiệm cân nhắc, đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh cho phép thực hiện lấy máu an toàn.
...

Chiếu theo quy định trên thì truyền máu tự thân theo kế hoạch chỉ được thực hiện trong trường hợp trước phẫu thuật có tiên lượng về nguy cơ mất máu đến mức phải truyền máu và bác sĩ điều trị có trách nhiệm cân nhắc, đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh cho phép thực hiện lấy máu an toàn.

Như vậy, nghĩa là trước khi người bệnh thực hiện phẫu thuật và được bác sĩ tiên lượng là có nguy cơ mất máu đến mức phải truyền máu thì lúc này bác sĩ điều trị cân nhắc cho thực hiện lấy máu của bản thân người bệnh một cách an toàn trước khi phẫu thuật.

Cần lưu ý rằng: Việc lấy máu theo phương pháp truyền máu tự thân theo kế hoạch chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

Truyền máu tự thân có mấy loại?

Theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Thông tư 26/2013/TT- BYT có nói rõ về việc truyền máu tự thân sẽ được phân chia thành 2 loại như sau:

Loại 1: Truyền máu tự thân theo kế hoạch

- Tại đây phải đảm bảo tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh

+ Tuổi từ 16 đến 60;

+ Trọng lượng cơ thể từ 50 kg trở lên;

+ Lâm sàng: theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT;

+ Nồng độ Hemoglobin phải đạt ít nhất là 120g/l và Hematocrit phải đạt ít nhất 0,33;

- Các xét nghiệm phải thực hiện trước khi lấy máu, gồm:

+ Định nhóm máu hệ ABO;

+ Xét nghiệm phát hiện các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu, tối thiểu gồm: HBsAg, kháng thể kháng HIV-1 và HIV-2, kháng thể kháng HCV, giang mai.

- Thể tích máu lấy mỗi lần không quá 7 ml/kg cân nặng; mỗi lần lấy máu cách nhau tối thiểu 03 ngày và lần lấy máu cuối cùng trước thời điểm phẫu thuật ít nhất 72 giờ.

- Bác sĩ điều trị xem xét chỉ định sử dụng chất kích thích tạo hồng cầu Erythropoietin.

- Việc điều chế, bảo quản đơn vị máu, chế phẩm máu phù hợp theo quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

- Thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch trước khi truyền máu, thực hiện truyền máu và xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu tự thân phải thực hiện theo các quy định tại các điều 40, 41, 43, 46, 47, 48, 49, 50, 51 và 52 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

Loại 2: Truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích

- Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh

+ Tuổi từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi;

+ Trọng lượng cơ thể từ 50 kg trở lên;

+ Lâm sàng: theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT;

+ Nồng độ Hemoglobin phải đạt ít nhất là 120g/l và Hematocrit phải đạt ít nhất là 0,33;

+ Phẫu thuật có sử dụng kỹ thuật tiền mê hoặc gây mê toàn thân;

+ Không áp dụng chỉ định truyền máu tự thân pha loãng đẳng tích trong trường hợp người bệnh có dung nạp kém đối với tình trạng giảm cung cấp oxy.

- Các xét nghiệm phải thực hiện trước khi lấy máu: thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

- Yêu cầu đối với việc thực hiện pha loãng máu đẳng tích và truyền lại cho người bệnh:

+ Thể tích máu lấy trước phẫu thuật không quá 7 ml/kg cân nặng;

+ Hematocrit của người bệnh không được thấp hơn 0,25 sau khi lấy máu;

+ Phải duy trì cân bằng thể tích máu lấy ra và thể tích dịch truyền vào cơ thể bằng các loại dung dịch đẳng trương theo tỷ lệ số lượng dịch truyền vào cơ thể gấp 3 lần số lượng máu được lấy ra khỏi cơ thể hoặc bằng dung dịch cao phân tử theo tỷ lệ 1:1.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Truyền máu tự thân

Lê Đình Khôi

Truyền máu tự thân
Hiến máu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Truyền máu tự thân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào