Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV là gì, có cần thiết hay không? Cần tư vấn những gì cho người xét nghiệm HIV?
Tư vấn về HIV/AIDS là gì?
Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV
Khoản 10 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006) quy định về tư vấn HIV/AIDS như sau:
“10. Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức, thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.”
Ngoài ra, Điều 26 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 cũng quy định về hoạt động tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV như sau:
“Điều 26. Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV
1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
2. Cơ sở xét nghiệm HIV có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.”
Nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV gồm những gì?
Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BYT quy định cụ thể về những nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV như sau:
(1) Tư vấn trước xét nghiệm:
a) Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV;
b) Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV;
c) Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV.
(2) Tư vấn sau xét nghiệm HIV:
a) Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:
- Giải thích kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ;
- Hướng dẫn, trao đổi các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;
- Tư vấn sự cần thiết tham gia các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội, chăm sóc y tế, dự phòng lây nhiễm HIV.
b) Tư vấn cho người có kết quả khẳng định HIV dương tính:
- Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
- Tư vấn hỗ trợ tinh thần, tâm lý;
- Hướng dẫn cách bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với vợ, chồng, người có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người được tư vấn và khuyến khích người được tư vấn giới thiệu các đối tượng này và con của người được tư vấn (nếu có) đến tư vấn và xét nghiệm HIV;
- Tư vấn về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác và trách nhiệm pháp lý đối với việc phòng lây nhiễm HIV cho người khác;
- Tư vấn về lợi ích và sự cần thiết tham gia dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.
c) Đối với người có kết quả xét nghiệm HIV không xác định:
- Giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm;
- Đánh giá lại thời gian có nguy cơ phơi nhiễm HIV gần nhất của khách hàng và tư vấn việc cần thiết xét nghiệm lại HIV sau 14 ngày.
Có thể thấy, đây là hoạt động cần thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người thực hiện quy trình xét nghiệm HIV có thể chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý cũng như kiến thức, giúp họ nắm được một số thông tin cơ bản các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, đảm bảo tinh thần lạc quan, ổn định để tham gia vào chu trình điều trị nếu có.
Vi phạm quy định về tư vấn xét nghiệm HIV thì xử lý như thế nào?
Điều 20 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định một số mức phạt xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tư vấn và xét nghiệm HIV như sau:
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS của người khác;
- Thực hiện không đúng quy trình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV;
- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khi chưa được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV
- Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra mức xử phạt phù hợp với từng hành vi vi phạm về tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
Ngoài ra, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, tùy từng thuộc vào từng trường hợp cụ thể và chủ thể vi phạm là cá nhân hay tổ chức mà cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ áp dụng những hình thức xử lý, mức phạt phù hợp đối với hành vi vi phạm quy định về tư vấn xét nghiệm HIV nói trên.
Bài viết trên đây cung cấp một số thông tin về tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV như điều kiện tư vấn, nội dung tư vấn, mức xử phạt khi vi phạm quy định về tư vấn để bạn có thể chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết trước khi thực hiện quy trình xét nghiệm HIV.
Trần Hồng Oanh
- khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
- Điều 20 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
- Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BYT
- khoản 4 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BYT
- Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021
- Điều 26 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006
- Khoản 10 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về HIV/AIDS có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?