Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt là bao nhiêu?
- Ngân hàng thương mại bị mất khả năng chi trả thì có bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng kiểm soát đặc biệt hay không?
- Khi nào ngân hàng thương mại được xác định rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả để làm cơ sở cho Ngân hàng Nhà nước áp dụng kiểm soát đặc biệt?
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt là bao nhiêu?
Ngân hàng thương mại bị mất khả năng chi trả thì có bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng kiểm soát đặc biệt hay không?
Tại Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
"Điều 146. Áp dụng kiểm soát đặc biệt
1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
c) Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
d) Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục."
Như vậy, ngân hàng thương mại bị mất khả năng chi trả thì sẽ bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng kiểm soát đặc biệt.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại (Hình từ Internet)
Khi nào ngân hàng thương mại được xác định rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả để làm cơ sở cho Ngân hàng Nhà nước áp dụng kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 4. Tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả
1. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 03 tháng liên tục.
2. Tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.
3. Khi có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước."
Theo đó, ngân hàng thương mại được xác định rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc
1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng
a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định tại điểm b Khoản này;
b) Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ."
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, tại Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN lại quy định trường hợp không phải thực hiện dự trữ bắt buộc trong đó có các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt, cụ thể:
Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?