Ủy ban nhân dân xã là chủ sở hữu công trình thoát nước trong trường hợp nào? Có quyền lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý không?
- Ủy ban nhân dân xã là chủ sở hữu công trình thoát nước trong trường hợp nào?
- Ủy ban nhân dân xã có quyền tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trong công trình thoát nước trên địa bàn do mình quản lý không?
- Quyền và trách nhiệm của đơn vị thoát nước được Ủy ban nhân dân xã lựa chọn được quy định ra sao?
Ủy ban nhân dân xã là chủ sở hữu công trình thoát nước trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Chủ sở hữu công trình thoát nước
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu hoặc ủy quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã là chủ sở hữu đối với hệ thống thoát nước:
a) Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới;
c) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn.
2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp là chủ sở hữu hệ thống thoát nước thuộc khu đô thị mới, khu công nghiệp do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư hoặc đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã là chủ sở hữu công trình thoát nước trong trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân xã là chủ sở hữu đối với hệ thống thoát nước sau:
- Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới;
- Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn.
Ủy ban nhân dân xã là chủ sở hữu công trình thoát nước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân xã có quyền tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trong công trình thoát nước trên địa bàn do mình quản lý không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Lựa chọn đơn vị thoát nước
1. Đối với hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thoát nước do mình đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
3. Đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
4. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý.
Theo đó, trường hợp Ủy ban nhân dân xã là chủ sở hữu công trình thoát nước do được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền, phân cấp thì có thể thực hiện tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý.
Quyền và trách nhiệm của đơn vị thoát nước được Ủy ban nhân dân xã lựa chọn được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 80/2014/NĐ-CP thì đơn vị thoát nước được Ủy ban nhân dân xã lựa chọn có quyền và trách nhiệm sau:
Đơn vị thoát nước có các quyền sau đây:
- Hoạt động kinh doanh theo các quy định, được thanh toán đúng và đủ chi phí dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;
- Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải;
- Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch thoát nước trên địa bàn;
- Được bồi thường thiệt hại do các bên liên quan gây ra theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ và trách nhiệm sau đây:
- Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu công trình thoát nước và xử lý nước thải theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
- Xử lý sự cố, khôi phục việc thoát nước và xử lý nước thải;
- Thiết lập cơ sở dữ liệu, quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống thoát nước do mình quản lý; phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc trực tiếp tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước theo quy định;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Cung cấp thông tin thỏa thuận đấu nối cho các đối tượng có nhu cầu;
- Bảo vệ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy định;
- Bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định;
- Báo cáo định kỳ theo quy định tới chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương và Trung ương;
- Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên sử dụng theo quy định pháp luật;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban nhân dân xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?