Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong những trường hợp nào?

Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong những trường hợp nào? Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Thủ tục thực hiện xử lý kỷ luật được quy định ra sao? - câu hỏi của chị Khánh Vy (TP. HCM)

Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong những trường hợp nào?

Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở

Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 19 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

- Vì động cơ cá nhân mà điều động, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách không đúng quy định.

- Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, thi nâng ngạch, đi nước ngoài trái quy định; nhờ, thuê người khác hoặc nhận và thực hiện thi thuê, thi hộ, học hộ, học thuê.

- Chỉ đạo hoặc yêu cầu đề bạt, bổ nhiệm người có vi phạm, chưa hết thời hiệu bị kỷ luật hoặc đang là đối tượng điều tra, thanh tra, kiểm tra có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa được kết luận.

- Thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, thiếu trung thực, không khách quan.

- Cố ý không chấp hành quyết định điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, chuyển sinh hoạt theo quy định; không chấp hành quyết định kỷ luật đối với mình khi được tổ chức công đoàn có thẩm quyền công bố và trao quyết định.

- Chỉ đạo hoặc thực hiện tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, đi học, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại người thân (bố, mẹ, vợ, chồng), con, cháu, anh, chị, em ruột của cả bên vợ và chồng) không đúng quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

- Chỉ đạo hoặc thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; vi phạm quy định về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; hôn nhân và gia đình; dân số và kế hoạch hóa gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở thuộc cơ quan nào?

Theo khoản 3 Điều 10 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
...
3. Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc;

Căn cứ quy định trên thì thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở thuộc Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Thủ tục thực hiện xử lý kỷ luật đối với Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở được quy định ra sao?

Theo Điều 13 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở như sau:

Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm

- Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên hướng dẫn viết kiểm điểm.

- Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.

Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật

- Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên họp kiểm điểm, đối tượng vi phạm trình bày kiểm điểm, hội nghị góp ý kiến, kết luận, tiến hành bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) gửi ban thường vụ công đoàn cơ sở xem xét.

- Ủy ban kiểm tra giúp ban thường vụ CĐCS nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có Ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).

Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ

- Ban thường vụ CĐCS họp thảo luận xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật

- Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn cơ sở ký ban hành quyết định kỷ luật.

- Lưu hồ sơ kỷ luật tại văn phòng CĐCS.

Bước 4: Thi hành kỷ luật

- Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đối tượng vi phạm.

- Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.

- Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn cơ sở

Huỳnh Lê Bình Nhi

Công đoàn cơ sở
Ban chấp hành công đoàn
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công đoàn cơ sở có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn cơ sở Ban chấp hành công đoàn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục mẫu sổ kế toán công đoàn cơ sở mới nhất? Hướng dẫn phương pháp lập từng loại sổ chi tiết?
Pháp luật
Hướng dẫn xếp loại Công đoàn cơ sở cuối năm? Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở hiện nay?
Pháp luật
Chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong cơ sở giáo dục, nghiệp đoàn trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị thanh toán tạm ứng trong công đoàn cơ sở? Hướng dẫn ghi giấy đề nghị thanh toán tạm ứng trong công đoàn cơ sở?
Pháp luật
Danh mục biểu mẫu chứng từ kế toán trong công đoàn cơ sở? Quy định lập chứng từ kế toán thế nào?
Pháp luật
Mẫu Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành công đoàn mới nhất? Hướng dẫn cách ghi Nghị quyết Hội nghị?
Pháp luật
Mẫu quyết định công nhận công đoàn cơ sở là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định công nhận công đoàn cơ sở?
Pháp luật
Tải về mẫu quyết định công nhận ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở?
Pháp luật
Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc trong công đoàn cơ sở là những mẫu nào? Tải về ở đâu? Không được dùng mực gì để ký chứng từ kế toán?
Pháp luật
Công đoàn cơ sở có được phép xây dựng quy chế khen thưởng cho công đoàn mình không hay phải áp dụng quy chế chung do luật quy định?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào