Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng muốn chuyển sang văn bản giấy phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng muốn chuyển sang văn bản giấy phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Việc tạo lập văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng được thực hiện theo quy định của ai?
- Giá trị pháp lý của chữ ký số đối với văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng quy định như thế nào?
- Về việc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng như thế nào?
Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng muốn chuyển sang văn bản giấy phải đáp ứng các điều kiện gì?
Điều kiện văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng muốn chuyển sang văn bản giấy theo Điều 13 Quyết định 269-QĐ/TW năm 2014 quy định như sau:
Chuyển văn bản điện tử sang văn bản giấy và ngược lại
- Khi cần thiết, văn bản điện tử có thể chuyển sang văn bản giấy và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Phản ánh toàn vẹn nội dung của văn bản điện tử.
+ Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
+ Có chữ ký, họ và tên của người thực hiện có thẩm quyền chuyển từ văn bản điện tử sang văn bản giấy theo quy định.
- Đối với văn bản điện tử được số hóa từ văn bản giấy được ký tay và đóng dấu thì văn bản đó được xem là có giá trị như văn bản giấy nếu được ký bởi chữ ký số của cơ quan.
- Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn xác định danh mục văn bản điện tử cần chuyển sang văn bản giấy và giá trị pháp lý của văn bản điện tử khi chuyển sang văn bản giấy.
Theo đó, văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng muốn chuyển sang văn bản giấy phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phản ánh toàn vẹn nội dung của văn bản điện tử.
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
- Có chữ ký, họ và tên của người thực hiện có thẩm quyền chuyển từ văn bản điện tử sang văn bản giấy theo quy định.
Lưu ý:
- Đối với văn bản điện tử được số hóa từ văn bản giấy được ký tay và đóng dấu thì văn bản đó được xem là có giá trị như văn bản giấy nếu được ký bởi chữ ký số của cơ quan.
- Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn xác định danh mục văn bản điện tử cần chuyển sang văn bản giấy và giá trị pháp lý của văn bản điện tử khi chuyển sang văn bản giấy.
Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng muốn chuyển sang văn bản giấy (Hình từ Internet)
Việc tạo lập văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng được thực hiện theo quy định của ai?
Việc tạo lập văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng được thực hiện theo Điều 12 Quyết định 269-QĐ/TW năm 2014 quy định như sau:
Tạo lập, xử lý, quản lý văn bản điện tử
Việc tạo lập, phát hành, giao nộp, gửi, nhận, lưu trữ, thu hồi, hủy văn bản điện tử được thực hiện theo quy định của Văn phòng Trung ương Đảng.
Theo đó, việc tạo lập văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng được thực hiện theo quy định của Văn phòng Trung ương Đảng.
Giá trị pháp lý của chữ ký số đối với văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng quy định như thế nào?
Giá trị pháp lý của chữ ký số đối với văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng theo Điều 10 Quyết định 269-QĐ/TW năm 2014 quy định như sau:
- Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một văn bản điện tử được xem là đáp ứng nếu văn bản điện tử đó được ký bằng chữ ký số.
- Chữ ký số của người có thẩm quyền được sử dụng để ký các văn bản điện tử mà người đó cần ký theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp văn bản cần được đóng dấu của cơ quan theo quy định của pháp luật thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng nếu văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Về việc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng như thế nào?
Về việc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng theo Điều 11 Quyết định 269-QĐ/TW năm 2014 quy định như sau:
- Thể thức văn bản điện tử được thực hiện theo quy định của Văn phòng Trung ương Đảng.
- Văn bản điện tử khi được phát hành và giao dịch phải có đủ chữ ký số của cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm ký văn bản điện tử theo quy định.
- Đối với văn bản điện tử cần ký số và có giá trị như văn bản giấy được ký tay và không cần đóng dấu thì văn bản đó được xem là đáp ứng nếu được ký bởi chữ ký số của cá nhân.
- Đối với văn bản điện tử cần ký số và có giá trị như văn bản giấy được ký tay và đóng dấu thì văn bản đó được xem là đáp ứng nếu được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Trong trường hợp văn bản điện tử chỉ có chữ ký số của người có thẩm quyền thì hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử phải có khả năng nhận biết và xác thực việc đã xử lý của người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong quá trình xử lý văn bản điện tử đến người ký cuối cùng.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?