Vận động viên thể thao có thành tích cao có được kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần trong năm không?
Vận động viên thể thao thành tích cao có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao được quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao 2018 như sau:
- Vận động viên thể thao thành tích cao có các quyền sau đây:
+ Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;
+ Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao;
+ Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương, tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật;
+ Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao;
+ Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn;
+ Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
+ Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể thao;
+ Vận động viên đội tuyển quốc gia, vận động viên đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên, thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.
- Vận động viên thể thao thành tích cao có các nghĩa vụ sau đây:
+ Nỗ lực tập luyện, thi đấu giành thành tích cao;
+ Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
+ Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao;
+ Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.
Ta thấy, vận động viên thể thao thành tích cao được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định nêu trên.
Vận động viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù thế nào?
Chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên thể thao thành tích thực hiện theo Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP như sau:
- Vận động viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho khả năng hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao, gồm:
+ Bữa ăn hàng ngày;
+ Thực phẩm chức năng.
- Huấn luyện viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Thời gian hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù được tính trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu của huấn luyện viên, vận động viên.
- Huấn luyện viên và vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (sau đây gọi là SEA Games), ASIAD và Olympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao hơn tối đa không quá 50% mức quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian không quá 90 ngày.
- Huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại ASIAD, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ (sau đây gọi là Youth Olympic Games), có khả năng đạt chuẩn tham dự Olympic Games và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao hơn không quá 100% mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại khoản này.
- Vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương tại ASIAD, tham dự vòng loại và tham dự Olympic Games và vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ thực phẩm chức năng theo tính chất đặc thù của từng môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Huấn luyện viên, vận động viên khi tập huấn ở nước ngoài được hưởng chế độ bữa ăn hàng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
- Khi giá cả thị trường biến động bằng (=) hoặc lớn hơn (>) 10% theo công bố của Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất điều chỉnh mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ của vận động viên thể thao
Vận động viên thể thao thành tích cao có được hưởng chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần trong năm không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên thể thao thành tích như sau:
- Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm:
+ Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho vận động viên ngay khi được tuyển chọn vào các cơ sở đào tạo và các đội tuyển thể thao;
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 2 lần/năm;
+ Kiểm tra sức khỏe cho vận động viên trước khi tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao.
- Nội dung kiểm tra sức khỏe của vận động viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá về trình độ thể lực;
+ Kiểm tra, đánh giá về hình thái;
+ Kiểm tra, đánh giá về tâm lý;
+ Kiểm tra, đánh giá về y sinh học.
- Nội dung kiểm tra sức khỏe cho vận động viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Vận động viên thể thao thành tích cao được chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng và chữa trị chấn thương tại các cơ sở y tế trong nước.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển thể thao quốc gia chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (sau đây gọi là ASIAD), tham dự Đại hội thể thao Olympic (sau đây gọi là Olympic Games) và vận động viên tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.
Theo quy định trên, ta thấy vận động viên thể thao thành tích cao được đơn vi sử dụng tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần/năm.
Như vậy, vận động viên thể thao thành tích cao được hưởng những quyền lợi, chế độ dinh dưỡng đặc thù theo quy định. Bên cạnh đó, vận động viên thể thao thành tích cao phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong tập luyện và thi đấu. Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 02 lần/năm.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận động viên thể thao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?