Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam có được trực tiếp kinh doanh quảng cáo hay không?
- Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
- Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
- Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có được trực tiếp kinh doanh quảng cáo hay không?
Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
Căn cứ Điều 22 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 11/2019/NĐ-CP) quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo về sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
“1. Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài phải đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi tên gọi;
b) Thay đổi phạm vi hoạt động;
c) Thay đổi người đứng đầu;
d) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện).
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung và gửi bản sao Giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài thay đổi tên gọi thì phải đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Kinh doanh quảng cáo
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
Căn cứ Điều 23 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 11/2019/NĐ-CP) quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo về Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:
“1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi tên gọi hoặc nơi đăng ký thành lập của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sang nước khác;
b) Thay đổi hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
c) Giấy phép bị mất, rách.
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
3. Hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp. Trường hợp Giấy phép bị mất phải có giấy xác nhận của cơ quan công an nơi bị mất Giấy phép.
4. Trình tự cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định này.”
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài thay đổi tên gọi thì hoàn toàn có thể được cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp quảng cáo của bạn ở Nga thay đổi tên gọi thì phải đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Ngoài ra bạn cũng có thể yêu cầu cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện với lý do tương tự.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được quy định cụ thể theo pháp luật về quảng cáo.
Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có được trực tiếp kinh doanh quảng cáo hay không?
Căn cứ Điều 41 Luật Quảng cáo 2012 (hướng dẫn bởi Chương 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP) về Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam:
“1. Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện được hoạt động khi có giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp nước ngoài đề nghị thành lập văn phòng đại diện.
3. Văn phòng đại diện chỉ được xúc tiến quảng cáo, không được trực tiếp kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
4. Chính phủ quy định thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.”
Theo đó, văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài không được trực tiếp kinh doanh quảng cáo.
Trịnh Công Minh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?