Vật chứng thu được là động vật, thực vật từ tội phạm buôn lậu thì được bảo quản, lưu giữ như thế nào?
Vật chứng thu được là động vật, thực vật từ tội phạm buôn lậu thì được bảo quản, lưu giữ như thế nào?
Vật chứng thu được là động vật, thực vật từ tội phạm buôn lậu thì được bảo quản, lưu giữ như thế nào?
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 70/2013/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 8.
1. Tất cả vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án phải được lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng, trừ những trường hợp sau đây :
...
d) Vật chứng là tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt được bảo quản như sau:
- Tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ phải được niêm phong và gửi tại hệ thống kho bạc nhà nước cùng cấp nơi cơ quan thụ lý vụ án có trụ sở, tuyệt đối không được phép lưu thông.
- Vũ khí quân dụng, chất nổ, chất cháy được niêm phong và gửi tại kho vũ khí, trang bị kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi cơ quan thụ lý vụ án có trụ sở. Vũ khí không phải là vũ khí quân dụng được bảo quản tại các kho vật chứng.
- Chất độc (tùy từng loại cụ thể) được niêm phong và gửi tại các cơ sở quản lý về chuyên môn thuộc ngành Y tế, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn.
- Chất phóng xạ được niêm phong và gửi tại Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Động vật được gửi tại các Vườn thú, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc các cơ sở chăn nuôi thuộc ngành Nông nghiệp trên địa bàn.
- Thực vật được gửi tại các cơ quan lâm nghiệp, Công ty cây trồng trên địa bàn.
- Vật chứng là vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người, vắc xin và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt được niêm phong và gửi tại các cơ sở quản lý về chuyên môn thuộc ngành y tế.
Các tổ chức quy định trên đây có trách nhiệm tiếp nhận ngay, bảo quản an toàn vật chứng, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định của Quy chế này. Kinh phí phục vụ cho việc bảo quản do cơ quan gửi vật chứng chi từ nguồn ngân sách nhà nước.”
Theo đó, trong trường hợp vật chứng thu được là động vật, thực vật thì không bảo quản bình thường trong kho vật chứng mà sẽ xử lý như sau:
- Đối với vật chứng là động vật: gửi tại các Vườn thú, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc các cơ sở chăn nuôi thuộc ngành Nông nghiệp trên địa bàn.
- Đối với vật chứng là thực vật: gửi tại các cơ quan lâm nghiệp, Công ty cây trồng trên địa bàn.
Muốn sử dụng những vật chứng đang được lưu giữ trong kho vật chứng thì phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2013/NĐ-CP quy định như sau:
- Khi cần đưa vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án nhập kho hoặc xuất kho, để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật chứng khác, Thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho. Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác cần nhập kho, xuất kho, lý do, thời gian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho, lệnh xuất kho phải có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu cơ quan thụ lý vụ án.
- Khi giao hoặc nhận vật chứng, đồ vật, tài liệu khác tại kho vật chứng, người giao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và giấy tờ tùy thân. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các thủ tục giấy tờ.
- Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan đang bảo quản vật chứng tổ chức vận chuyển, bảo quản, bảo vệ vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án từ kho vật chứng này đến kho vật chứng khác hoặc trong quá trình trực tiếp sử dụng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Như vậy, khi cần sử dụng vật chứng được lưu giữ trong kho vật chứng để phục vụ hoạt động xử lý vụ án, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần thực tuân thủ đúng theo quy định trên.
Kinh phí nâng cấp, sửa chữa kho vật chứng được lấy từ đâu?
Theo quy định tại Điều 12 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 12. Kinh phí phục vụ việc quản lý, xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp kho vật chứng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, chi phí bảo quản, vận chuyển, giao, nhận vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án tại kho vật chứng do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này."
Như vậy, trường hợp cần xây dựng, nâng cấp kho vật chứng, nguồn kinh phí sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước, sử dụng trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vật chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?