Vi phạm chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
Vi phạm chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a Khoản 6 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
+ Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
+ Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản trong trường hợp sử dụng nhãn hiệu được chuyển quyền trên hàng hóa, bao bì hàng hóa; chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Lưu ý:
- Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP). Do đó, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có thể bị phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng.
- Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi:
++ Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
++ Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
++ Chỉ dẫn sai về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
+ Buộc bổ sung chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đối với hành vi không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Vi phạm chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định thế nào theo Luật Sở hữu trí tuệ?
Căn cứ tại Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
- Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:
+ Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;
+ Áp dụng quy trình được bảo hộ;
+ Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;
+ Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
+ Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:
+ Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
+ Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản 2 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
+ Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản 2 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:
+ Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
+ Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
+ Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
- Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:
+ Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
+ Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
- Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
+ Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ
+ Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
- Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:
+ Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
+ Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Những cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a Khoản 14 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm:
- Thanh tra Khoa học và Công nghệ;
- Thanh tra Thông tin và Truyền thông;
- Quản lý thị trường (trong hoạt động buôn bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày hàng hóa, tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất)
- Hải quan (trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh, hoạt động vận chuyển hàng hoá trong địa bàn hoạt động hải quan)
- Công an
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Nghị định 46/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sở hữu công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?