Vị trí của xe tra nạp nhiên liệu hàng không trên sân đỗ tàu bay được quy định ở đâu? Các trường hợp nào không được tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay?
Vị trí của xe tra nạp nhiên liệu hàng không trên sân đỗ tàu bay được quy định ở đâu?
Vị trí của xe tra nạp nhiên liệu hàng không trên sân đỗ tàu bay được quy định ở đâu? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 32 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định vị trí của xe tra nạp nhiên liệu hàng không trên sân đỗ tàu bay đảm bảo các yêu cầu như sau:
(1) Vị trí tra nạp nhiên liệu hàng không cánh trái tàu bay theo hướng nhìn từ đuôi tàu bay được ưu tiên sử dụng.
(2) Chỉ được tiếp cận tàu bay khi tàu bay đã dừng hẳn, đã đóng chèn, động cơ chính đã tắt và đèn nháy cảnh báo đã tắt, trừ trường hợp tàu bay phải có phương tiện hỗ trợ mới tắt được động cơ.
(3) Vị trí của xe tra nạp không được cản trở lối vào cửa ca bin và cửa hầm hàng.
Phương tiện tra nạp không hướng thẳng vào động cơ tàu bay và không được ảnh hưởng đến các hoạt động của phương tiện khác hoạt động trên sân đỗ.
(4) Xe tra nạp đỗ trên sân bay đảm bảo:
+ Đỗ đúng vị trí sơ đồ phục vụ chuẩn của trang thiết bị mặt đất;
+ Tránh khả năng va chạm với bất kỳ bộ phận nào của tàu bay hoặc các phương tiện phục vụ mặt đất khác trong khi di chuyển vào (ra) vị trí tra nạp nhiên liệu;
+ Các ống mềm của xe tra nạp và các ống mềm của xe truyền tiếp nhiên liệu phải được sắp xếp gọn gàng để giảm tối thiểu nguy cơ của các phương tiện vận chuyển hành lý hoặc va chạm với các phương tiện phục vụ cho tàu bay khác gây hư hỏng;
+ Xe tra nạp không bị các thiết bị khác cản trở để trong trường hợp khẩn cấp nhanh chóng di chuyển ra xa tàu bay.
(5) Xe tra nạp phải đỗ với bán kính tối thiểu 03 m ngoài luồng khí xả của động cơ tàu bay và luồng khí xả APU hay các khu vực nguy hiểm khác.
(6) Khi phương tiện tra nạp đỗ dưới cánh tàu bay, người điều khiển phương tiện phải tính đến khả năng tàu bay bị lún do tải trọng của nhiên liệu hàng không, hàng hóa, hành khách tăng để đề phòng cánh tàu bay, nắp cửa nạp nhiên liệu hoặc các bộ phận khác va chạm vào phương tiện tra nạp.
(7) Khi thực hiện tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay, trong trường hợp tàu bay thả cánh tà (trước và sau), người điều khiển phương tiện tra nạp phải xem xét khoảng cách giữa phương tiện tra nạp và các cánh tà đang được thả, đảm bảo có người cảnh giới khi tiếp cận và rời khỏi vị trí tra nạp.
Theo đó, căn cứ trên quy định các yêu cầu khi xe tra tra nạp nhiên liệu hàng không đỗ trên sân đỗ tàu bay.
Các trường hợp nào không được tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay?
Theo khoản 3 Điều 32 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
….
3. Các trường hợp không được tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
a) Đang có giông bão, bão từ, sấm chớp uy hiếp an toàn tra nạp. Không thực hiện công tác tra nạp bằng sàn công tác khi tốc độ gió vượt quá 40 hải lý (74 km/h).
b) Có nhiên liệu hàng không rò, tràn ra khu vực tra nạp, trên tàu bay, trên xe tra nạp, hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu hoặc các đầu nối bị rò chảy nhiên liệu.
c) Không có lối thoát nhanh cho phương tiện tra nạp khi có sự cố khẩn cấp.
d) Các phương tiện tra nạp không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này. Đầu nối với cực ắc quy hoặc dây tiếp mát, ắc quy của xe tra nạp vặn không chặt; xe tra nạp và tàu bay không tiếp mát.
đ) Tàu bay đang trong quá trình bảo dưỡng cánh tà.
e) Chỉ thực hiện tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay trong nhà để tàu bay khi được phép của nhà chức trách hàng không.
Theo đó, không được tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay trong các trường hợp sau:
+ Đang có giông bão, bão từ, sấm chớp uy hiếp an toàn tra nạp. Không thực hiện công tác tra nạp bằng sàn công tác khi tốc độ gió vượt quá 40 hải lý (74 km/h).
+ Có nhiên liệu hàng không rò, tràn ra khu vực tra nạp, trên tàu bay, trên xe tra nạp, hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu hoặc các đầu nối bị rò chảy nhiên liệu.
+ Không có lối thoát nhanh cho phương tiện tra nạp khi có sự cố khẩn cấp.
+ Xe tra nạp không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 18 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT.
Đầu nối với cực ắc quy hoặc dây tiếp mát, ắc quy của xe tra nạp vặn không chặt; xe tra nạp và tàu bay không tiếp mát.
+ Tàu bay đang trong quá trình bảo dưỡng cánh tà.
+ Chỉ thực hiện tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay trong nhà để tàu bay khi được phép của nhà chức trách hàng không.
Khi nào được tiến hành hút nhiên liệu hàng không từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay?
Theo Điều 33 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Hút nhiên liệu hàng không từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay
1. Công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không phải có các trang thiết bị cần thiết để sử dụng kịp thời trong trường hợp các hãng hàng không yêu cầu hút nhiên liệu hàng không từ tàu bay để điều chỉnh trọng tải hoặc bảo dưỡng tàu bay hoặc các nguyên nhân khác.
2. Việc hút nhiên liệu hàng không từ tàu bay được tiến hành sau khi đã có thỏa thuận bằng văn bản (hợp đồng hoặc Fax hoặc thư điện tử) giữa công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không và hãng hàng không có yêu cầu hút nhiên liệu. Việc hút nhiên liệu hàng không từ tàu bay phải đảm bảo an toàn; chất lượng nhiên liệu hàng không phải được kiểm soát theo hướng dẫn của tài liệu JIG1 hoặc các tài liệu quốc tế tương đương tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, căn cứ trên quy định việc hút nhiên liệu hàng không từ tàu bay được tiến hành sau khi đã có thỏa thuận bằng văn bản (hợp đồng hoặc Fax hoặc thư điện tử) giữa công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không và hãng hàng không có yêu cầu hút nhiên liệu.
Việc hút nhiên liệu hàng không từ tàu bay phải đảm bảo an toàn; chất lượng nhiên liệu hàng không phải được kiểm soát theo hướng dẫn của tài liệu JIG1 hoặc các tài liệu quốc tế tương đương tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BGTVT.
Xem thêm: Phụ lục - Các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn áp dụng ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BGTVT.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhiên liệu hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?