Việc chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện khi nào?
- Việc chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện khi nào?
- Người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa bị ấn định số tiền thuế phải nộp trong trường hợp nào?
- Hàng hóa tạm nhập khẩu không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa thì có phải làm thủ tục hải quan không?
Việc chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện khi nào?
Việc chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
1. Nguyên tắc thực hiện
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
c) Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới.
Việc chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa bị ấn định số tiền thuế phải nộp trong trường hợp nào?
Trường hợp người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp được quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
...
2. Trách nhiệm của người khai hải quan
...
Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng không phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa chuyển nhượng với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu nhưng phải thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế trước đây về việc chuyển nhượng hàng hóa đối với trường hợp đã thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đã đăng ký tờ khai hải quan ban đầu nếu không thuộc trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế;
d) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.
...
Theo đó, trong trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.
Hàng hóa tạm nhập khẩu không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa thì có phải làm thủ tục hải quan không?
Căn cứ khoản 3 Điều 46 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tại Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập.
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định; trường hợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
Như vậy, hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định, trường hợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?