Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
- Khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng có được xem là vùng bị dịch uy hiếp không?
- Khi công bố dịch bệnh động vật thì có cần phải xác định giới hạn vùng bị dịch uy hiếp hay không?
- Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
Khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng có được xem là vùng bị dịch uy hiếp không?
Khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng có được xem là vùng bị dịch uy hiếp được quy định tại Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Vùng bị dịch uy hiếp là vùng bao quanh vùng có dịch hoặc khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định được xem là vùng bị dịch uy hiếp.
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km? (Hình từ internet)
Khi công bố dịch bệnh động vật thì có cần phải xác định giới hạn vùng bị dịch uy hiếp hay không?
Khi công bố dịch bệnh động vật thì có cần phải xác định giới hạn vùng bị dịch uy hiếp được quy định tại Điều 27 Luật Thú y 2015 như sau:
Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch
1. Khi công bố dịch bệnh động vật, người có thẩm quyền công bố dịch chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
b) Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật theo quy định;
c) Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm động vật của chúng, trừ trường hợp được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Khẩn cấp tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố trong vùng có dịch; chữa bệnh, giết mổ bắt buộc động vật hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về tổ chức chống dịch bệnh động vật thì khi công bố dịch bệnh động vật thì người có thẩm quyền công bố dịch sẽ thực hiện chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện biện pháp xác định giới hạn vùng bị dịch uy hiếp.
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi được quy định tại Điều 28 Luật Thú y 2015 như sau
Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng bị dịch uy hiếp
1. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kiểm soát việc đưa vào, mang ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng;
b) Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp;
c) Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
2. Trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp sau đây và báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Công bố vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới và thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định cửa khẩu và động vật, sản phẩm động vật không được phép lưu thông qua cửa khẩu;
c) Quyết định tạm thời cấm trong thời gian có dịch bệnh động vật việc đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đang xảy ra ở nước láng giềng và sản phẩm của chúng;
d) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp; thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu.
3. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện phòng bệnh bằng vắc-xin và các biện pháp phòng bệnh khác cho động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;
c) Chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật thì việc thực hiện biện pháp công bố vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch bệnh động vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?