Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua những hình thức nào?
- Đối tượng nào được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm?
- Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua những hình thức nào?
- Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm được quy định thế nào?
Đối tượng nào được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm?
Căn cứ Điều 58 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm như sau:
Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.
2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau đây:
a) Người tiêu dùng thực phẩm;
b) Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; người dân khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định trên, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.
Và những đối tượng được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm là những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 58 nêu trên.
Trong đó có người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
An toàn thực phẩm (Hình từ Internet)
Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Theo Điều 59 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm như sau:
Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác.
5. Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành.
Theo đó, việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua những hình thức được quy định tại Điều 59 nêu trên.
Trong đó có hình thức thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 60 Luật An toàn thực phẩm 2010 về trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm như sau:
Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan hữu quan cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về an toàn thực phẩm; kịp thời phản hồi thông tin không đúng sự thật về an toàn thực phẩm.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm, lồng ghép chương trình thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm với các chương trình thông tin, truyền thông khác.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung giáo dục an toàn thực phẩm kết hợp với các nội dung giáo dục khác.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn.
6. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng để thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
7. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức xã hội có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Như vậy, trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm được quy định cụ thể đối với từng cơ quan, tổ chức theo Điều 60 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?