Việc cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công phải được thực hiện trong khoảng thời gian nào?
Việc cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công phải được thực hiện trong khoảng thời gian nào?
Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 79 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
1. Việc cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện khi người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không bàn giao lại nhà ở theo quyết định thu hồi nhà ở quy định tại Điều 78 của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 78 của Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 78 của Nghị định này được quy định như sau:
...
e) Thời hạn thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở tối đa 30 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.
Việc cưỡng chế thu hồi nhà ở được thực hiện trong giờ hành chính; cơ quan chủ trì thực hiện việc cưỡng chế thu hồi phải kiểm đếm, di chuyển tài sản của người đang sử dụng nhà ở bị thu hồi đến địa điểm khác trong trường hợp người bị thu hồi không tự di chuyển tài sản trong nhà ở bị thu hồi;
g) Sau khi thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở phải có văn bản báo cáo về việc đã hoàn thành thu hồi nhà ở và phương án quản lý, sử dụng hoặc việc phá dỡ để xây dựng lại nhà ở gửi cơ quan quản lý nhà ở để báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
...
Theo đó, thời hạn thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công tối đa 30 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.
Và, việc cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công sẽ phải được thực hiện trong giờ hành chính.
Việc cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công phải được thực hiện trong khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 127 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Các trường hợp thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
...
2. Người đang thuê, thuê mua, mua nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở thuộc trường hợp bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công quyết định cưỡng chế thu hồi. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở hoặc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế thu hồi được ban hành.
Sau khi thu hồi nhà ở thì căn cứ trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chuyển đổi công năng hoặc tiếp tục quản lý, bố trí cho thuê, cho thuê mua, bán theo quy định của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở hoặc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế thu hồi được ban hành.
Nội dung của quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 80 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định đối với quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công có các nội dung sau đây:
(1) Căn cứ pháp lý để thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở; lý do thu hồi nhà ở, cưỡng chế thu hồi nhà ở;
(2) Địa chỉ nhà ở và họ tên người đang trực tiếp sử dụng nhà ở bị cưỡng chế thu hồi. Đối với trường hợp thu hồi nhà ở do thuộc diện không còn bảo đảm an toàn trong sử dụng phải phá dỡ (trừ trường hợp thu hồi căn hộ nhà chung cư) thì phải có nội dung về bố trí nhà ở tại địa điểm khác cho người đang trực tiếp sử dụng nhà ở đó.
- Đối với nhà chung cư thuộc diện phá dỡ, xây dựng lại thì trong nội dung quyết định thu hồi phải ghi rõ việc bố trí chỗ ở tạm thời, việc tái định cư được thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Tên cơ quan, đơn vị thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở; trách nhiệm bàn giao nhà ở, tiếp nhận bàn giao nhà ở;
(4) Thời hạn thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở;
(5) Kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở;
(6) Phương án quản lý, sử dụng nhà ở sau khi cưỡng chế thu hồi.
Lưu ý:
- Đối với trường hợp thu hồi căn hộ nhà chung cư quy định tại khoản 2 Điều 78 của Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì quyết định thu hồi không phải có các nội dung quy định tại các mục 3, 4, 5 và 6.
- Trường hợp thu hồi căn hộ nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 78 của Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì quyết định thu hồi không phải có các nội dung quy định tại các mục 5 và 6; thời hạn thực hiện thu hồi được thực hiện đồng thời với thời hạn cưỡng chế di dời.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cưỡng chế thu hồi nhà ở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?