Việc đặt tên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được thực hiện ra sao? Tên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được ghi ở đâu?
Việc đặt tên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được thực hiện ra sao? Tên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được ghi ở đâu?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 10/04/2023) quy định như sau:
Tên trường, biển tên trường
1. Việc đặt tên trường PTDTNT được quy định như sau
Trường PTDTNT trung học cơ sở (hoặc: PTDTNT trung học phổ thông; PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông) + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp huyện (hoặc cấp tỉnh).
2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, biển tên trường, con dấu và giấy tờ giao dịch của trường.
...
Đối chiếu quy định trên, việc đặt tên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được thực hiện như sau:
Trường PTDTNT trung học cơ sở (hoặc: PTDTNT trung học phổ thông; PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông) + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp huyện (hoặc cấp tỉnh).
Đồng thời, tên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được ghi trên quyết định thành lập, biển tên trường, con dấu và giấy tờ giao dịch của trường.
Trước đây, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ 10/04/2023) quy định nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Tên trường, biển tên trường
1. Việc đặt tên trường PTDTNT thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với trường cấp huyện:
Trường PTDTNT + cấp học + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp huyện.
b) Đối với trường cấp tỉnh:
Trường PTDTNT + cấp học + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, biển tên trường, con dấu và giấy tờ giao dịch.
...
Việc đặt tên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Biển tên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 10/04/2023) quy định biển tên trường trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có những nội dung sau đây:
Tên trường, biển tên trường
...
3. Biển tên trường ghi những nội dung sau
a) Góc phía trên, bên trái
- Đối với trường PTDTNT trung học cơ sở
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Đối với trường PTDTNT có cấp học cao nhất là cấp trung học phổ thông
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.
Trước đây, theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ 10/04/2023) quy định nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Tên trường, biển tên trường
...
3. Biển tên trường ghi những nội dung sau:
a) Góc phía trên, bên trái:
- Đối với trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp THCS:
+ Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố) trực thuộc tỉnh và tên huyện (quận, thị xã, thành phố) thuộc tỉnh;
+ Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.
- Đối với trường PTDTNT cấp tỉnh và trường PTDTNT cấp huyện (có cấp THPT):
+ Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Dòng thứ hai: Sở giáo dục và đào tạo.
b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại của nhà trường.
Trường trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 10/04/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú
Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường, trung học và các nhiệm vụ sau:
1. Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.
3. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực, phẩm chất của học sinh, điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Theo dõi, thống kê số lượng học sinh, đánh giá hiệu quả giáo dục hằng năm và theo từng giai đoạn để xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT.
Như vậy, trường trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có những nhiệm vụ nêu trên.
Trước đây, căn cứ quy định tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ 10/04/2023) quy định nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú
Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và các nhiệm vụ sau:
1. Tuyển sinh đúng đối tượng và chỉ tiêu được giao hằng năm.
2. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp.
3. Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh PTDTNT.
4. Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Tổ chức công tác nội trú cho học sinh, bảo đảm 100% học sinh của nhà trường được ăn, ở nội trú.
6. Theo dõi, thống kê số lượng học sinh đã tốt nghiệp hằng năm của nhà trường tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc trở về địa phương tham gia công tác, lao động sản xuất nhằm đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường phổ thông dân tộc nội trú có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?