Việc Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện khi nào?
- Việc Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện khi nào?
- Việc thanh lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tiến hành khi nào?
- Hội đồng thanh lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm bao nhiêu thành viên?
Việc Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện khi nào?
Việc Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT như sau:
Điều chỉnh, bổ sung dự án
1. Khi cần Điều chỉnh, tổ chức chủ trì dự án gửi văn bản đề xuất kèm theo bản Điều chỉnh dự án (Mẫu II-3 Phụ lục) về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trên cơ sở xem xét hồ sơ dự án hoặc kiểm tra tình hình thức hiện dự án.
2. Việc Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án phải được thực hiện trước thời hạn kết thúc hợp đồng tối thiểu 01 tháng, chỉ được thực hiện 01 lần và không quá 12 tháng.
3. Thay đổi chủ nhiệm dự án được thực hiện trong các trường hợp sau: chủ nhiệm dự án đi học tập hoặc công tác dài hạn trên 6 tháng; bị ốm đau, bệnh tật (có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền) không có khả năng Điều hành hoạt động nghiên cứu; vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính; không hoàn thành tiến độ nội dung dự án theo đặt hàng mà không có lý do chính đáng hoặc vi phạm pháp luật phải đình chỉ công tác. Chủ nhiệm dự án mới phải đáp ứng các yêu cầu được nêu tại Khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
4. Trường hợp Điều chỉnh sản phẩm của dự án cần có ý kiến của Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp dự án.
5. Việc Điều chỉnh dự án không được làm thay đổi Mục tiêu của dự án.
6. Đối với dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thủ trưởng tổ chức chủ trì dự án hoặc tổ chức cấp kinh phí phê duyệt Điều chỉnh dự án (nếu có) và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong báo cáo định kỳ hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì việc Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện trước thời hạn kết thúc hợp đồng tối thiểu 01 tháng, chỉ được thực hiện 01 lần và không quá 12 tháng.
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Việc thanh lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tiến hành khi nào?
Việc thanh lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT như sau:
Thanh lý dự án, chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án
1. Việc thanh lý dự án được tiến hành nếu có một trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản đề nghị thanh lý của tổ chức chủ trì dự án;
b) Có kết luận kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thanh lý;
c) Có kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở mức “không đạt”;
d) Thời gian thực hiện đã quá 6 tháng mà không có lý do.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc thanh lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tiến hành nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có văn bản đề nghị thanh lý của tổ chức chủ trì dự án;
- Có kết luận kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thanh lý;
- Có kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở mức “không đạt”;
- Thời gian thực hiện đã quá 6 tháng mà không có lý do.
Hội đồng thanh lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT như sau:
Thanh lý dự án, chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án
…
2. Hội đồng thanh lý dự án do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập, gồm 07 hoặc 09 thành viên, trong đó có chủ tịch, thư ký và các ủy viên. Thành viên Hội đồng là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, kế hoạch - tài chính, đại diện tổ chức chủ trì dự án, cá nhân, đơn vị cấp kinh phí thực hiện dự án, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu của dự án (Mẫu II-4 và II-5 Phụ lục).
3. Căn cứ kết quả họp Hội đồng thanh lý dự án, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thủ trưởng tổ chức chủ trì dự án ký Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện dự án với chủ nhiệm dự án (Mẫu III-8 Phụ lục).
4. Đối với dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thủ trưởng tổ chức chủ trì dự án hoặc tổ chức cấp kinh phí thành lập và tổ chức họp Hội đồng thanh lý dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng thanh lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 07 hoặc 09 thành viên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án sản xuất thử nghiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?