Việc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện theo nguyên tắc và mục tiêu nào? Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nào?
- Việc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện theo nguyên tắc và mục tiêu nào?
- Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nào?
- Để đảm bảo các mục tiêu nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo thì cần căn cứ vào đâu?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo?
Việc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện theo nguyên tắc và mục tiêu nào?
Việc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện theo nguyên tắc và mục tiêu được quy định tại Điều 10 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
- Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
- Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
- Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
Việc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện theo nguyên tắc và mục tiêu nào? (Hình từ Internet)
Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nào?
Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu
1. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cân đối nhu cầu tiêu dùng thóc, gạo trong nước, công bố vào quý IV hàng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm.
2. Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Để đảm bảo các mục tiêu nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo thì cần căn cứ vào đâu?
Để đảm bảo các mục tiêu nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo thì cần căn cứ vào đâu, thì theo quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo
Để đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, căn cứ tình hình thị trường và yêu cầu thực tế điều hành xuất khẩu gạo, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo, áp dụng giá sàn gạo xuất khẩu trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì để đảm bảo các mục tiêu nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo thì cần căn cứ vào tình hình thị trường và yêu cầu thực tế điều hành xuất khẩu gạo, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo, áp dụng giá sàn gạo xuất khẩu trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ngoài trách nhiệm được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật hiện hành, các Bộ, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan còn có trách nhiệm sau:
…
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thống nhất chỉ đạo các địa phương lập và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa; hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng chuyên canh các giống lúa có chất lượng, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo; nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường;
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi tình hình sản xuất, nắm sản lượng thóc, gạo để cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định này;
c) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với thương nhân đầu tư sản xuất, chế biến thóc, gạo công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo sạch, gạo hữu cơ, gạo có chất lượng, giá trị gia tăng cao hoặc chế biến phế phẩm, phụ phẩm từ thóc, gạo;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi tình hình sản xuất, nắm sản lượng thóc, gạo để cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu;
Và chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định này.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất khẩu gạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?