Việc đổi tiền mới mang số seri đẹp để thu lời có vi phạm pháp luật không? Đổi tiền lẻ thu lời có bị phạt hay không?

Việc đổi tiền lẻ, đổi tiền mới mang số seri đẹp để thu lời có vi phạm pháp luật không? Dịp Tết Âm lịch 2022, nhiều người có nhu cầu đổi tiền mới mệnh giá nhỏ (tiền lẻ) để phục vụ nhu cầu lì xì có thể bị xử phạt 40 triệu đồng có đúng không?

Việc đổi tiền mới mang số seri đẹp để thu lời có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ mục 9 Chỉ thị 35/CT-TTg năm 2021 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm trong đó có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như sau:

"9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:
...
c) Điều hành chủ động lượng tiền cung ứng, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, nhu cầu chi trả, thanh toán dịp cuối năm và yêu cầu kiểm soát lạm phát; bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt phục vụ người dân và doanh nghiệp; tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; tổ chức duy trì các dịch vụ ngoại hối, thu, đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.
..."

Hiện tại không có văn bản cụ thể nào quy định việc cho phép được đổi hay cấm đổi tiền mới mang số seri đẹp. Tuy nhiên, theo Chỉ thị của Thủ tướng nêu trên, có thể thấy việc đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để thu lời,... là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt.

Đổi tiền mới

Đổi tiền mới

Việc đổi tiền mới mang số seri đẹp để thu lời có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân còn mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).

Như vậy, trường hợp tổ chức có hành vi đổi tiền mới mang số seri đẹp để thu lời được xem là thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật và có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.0000 đồng. Đối với cá nhân có hành vi trên thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi trên đối với tổ chức bị vi phạm?

Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm d khoản 34 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

"...
3. Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này."

Theo đó, trường hợp tổ chức có hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.0000 đồng có thể thuộc thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đổi tiền

Mai Hoàng Trúc Linh

Đổi tiền
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đổi tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào