Việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương được thực hiện khi nào?
- Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu có bao gồm giám sát hoạt động đấu thầu không?
- Việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương được thực hiện khi nào?
- Thẩm quyền giám sát hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào? Giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền được thực theo trình tự, thủ tục nào?
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu có bao gồm giám sát hoạt động đấu thầu không?
Căn cứ Điều 83 Luật Đấu thầu 2023 quy định về nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu như sau:
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
3. Quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.
4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo thẩm quyền, trách nhiệm quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
6. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.
Như vậy, giám sát hoạt động đấu thầu là một trong những nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu.
Việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương được thực hiện khi nào? (Hình từ internet)
Việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 124 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương được thực hiện khi:
(1) Phát hiện hoạt động đấu thầu có dấu hiệu không bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo thông tin được tổng hợp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
(2) Hoặc theo kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan.
* Việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương bao gồm:
- Chủ đầu tư không trả lời yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu, không trả lời kiến nghị về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của nhà thầu;
- Chủ đầu tư vi phạm quy định về thời gian đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và các thông tin khác;
- Chủ đầu tư có số lượng trung bình nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường thấp;
- Chủ đầu tư có nhiều gói thầu có kiến nghị về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hồ sơ mời thầu bị kiến nghị có các quy định làm hạn chế cạnh tranh;
- Các thông tin khác có liên quan.
Thẩm quyền giám sát hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào? Giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền được thực theo trình tự, thủ tục nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, thẩm quyền giám sát hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
- Đối với dự án mà Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền, căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án, gói thầu, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan, đơn vị chủ trì, tổ chức việc giám sát khi cần thiết;
- Người có thẩm quyền giao cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc có chuyên môn về đấu thầu độc lập với chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình khi cần thiết.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, việc giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền được thực theo trình tự, thủ tục sau:
(1) Chuẩn bị giám sát: xác định gói thầu cần giám sát trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; thông báo cho chủ đầu tư về cá nhân, đơn vị thực hiện giám sát, nội dung giám sát hoạt động đấu thầu. Cá nhân hoặc đơn vị thực hiện việc giám sát phải được công khai trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
(2) Thực hiện giám sát: cá nhân hoặc đơn vị thực hiện giám sát trao đổi trực tiếp, lập biên bản làm việc hoặc yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo bằng văn bản về các nội dung giám sát.
Chủ đầu tư, bên mời thầu và tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cá nhân hoặc đơn vị thực hiện giám sát;
(3) Báo cáo kết quả giám sát: cá nhân hoặc đơn vị thực hiện giám sát báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp với quy định pháp luật về đấu thầu để có biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình lựa chọn nhà thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?