Việc giao tài sản bằng hiện vật cho đơn vị sự nghiệp của Đảng được áp dụng trong trường hợp nào?
- Việc giao tài sản bằng hiện vật cho đơn vị sự nghiệp của Đảng được áp dụng trong trường hợp nào?
- Tài sản giao cho đơn vị sự nghiệp của Đảng quản lý, sử dụng bao gồm những gì?
- Sử dụng, quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng được quy định như thế nào?
- Mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng như thế nào?
Việc giao tài sản bằng hiện vật cho đơn vị sự nghiệp của Đảng được áp dụng trong trường hợp nào?
Trường hợp giao tài sản bằng hiện vật cho đơn vị sự nghiệp của Đảng theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Việc giao tài sản bằng hiện vật cho đơn vị sự nghiệp của Đảng được áp dụng trong trường hợp đơn vị thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức.
Tài sản bằng hiện vật cho đơn vị sự nghiệp của Đảng (Hình từ Internet)
Tài sản giao cho đơn vị sự nghiệp của Đảng quản lý, sử dụng bao gồm những gì?
Tài sản giao cho đơn vị sự nghiệp của Đảng quản lý, sử dụng theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản giao cho đơn vị sự nghiệp của Đảng quản lý, sử dụng bao gồm:
- Tài sản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao cho cơ quan Đảng;
- Tài sản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng đầu tư xây dựng, mua sắm, thu hồi, xác lập quyền sở hữu;
- Đất được giao, được thuê để xây dựng công trình sự nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.
Sử dụng, quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng được quy định như thế nào?
Sử dụng, quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng theo Điều 38 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Việc sử dụng tài sản phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 165/2017/NĐ-CP gồm:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng
1. Mọi tài sản được hình thành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này đều được giao cho cơ quan của Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng quản lý, sử dụng.
2. Việc hình thành tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, nguồn tài sản và nguồn kinh phí được phép sử dụng, tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục theo quy định; tài sản phải được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc các công cụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải được sử dụng đúng công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, được khai thác bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
4. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
5. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định.
- Không được cho mượn tài sản, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân.
- Việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Đơn vị sự nghiệp của Đảng không được sử dụng tài sản để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong các trường hợp sau đây:
+ Tài sản được cơ quan có thẩm quyền của Đảng giao quản lý, sử dụng;
+ Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
+ Quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và quỹ dự trữ của ngân sách Đảng sau khi được Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho phép đối với đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương, Ban thường vụ tỉnh ủy cho phép đối với đơn vị sự nghiệp của Đảng thuộc phạm vi quản lý.
- Việc quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng được thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ quan của Đảng quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định này.
Mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng như thế nào?
Mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng theo Điều 36 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Việc mua sắm tài sản được áp dụng trong trường hợp đơn vị sự nghiệp của Đảng chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
- Không bố trí ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?