Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL, khoản 15 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL và khoản 16 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL thì thẩm quyền của Tổng cục Du lịch được quy định như sau:
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch;
- Yêu cầu cơ sở giáo dục không được tổ chức thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khi phát hiện cơ sở giáo dục không đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL cho đến khi đáp ứng đủ tiêu chí;
- Công bố danh sách cơ sở giáo dục tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trên trang tin điện tử quản lý hướng dẫn viên của Tổng cục Du lịch trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo lần thứ nhất của cơ sở giáo dục.
Đối chiếu với các quy định trên thì có thể thấy rằng, việc hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch thuộc thẩm quyền của Tổng cục Du lịch theo quy định.
Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục phải đáp ứng những tiêu chí nào để được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL theo đó:
Cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch:
- Là cơ sở giáo dục trình độ cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo ngành, nghề hướng dẫn du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Có đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp ứng nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và Điều 15a Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL; quy trình tổ chức; cơ sở vật chất kỹ thuật và hội đồng thi;
- Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.
Đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế gồm bao nhiêu bài thi?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15a Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL về cấu trúc, dung lượng đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế:
Theo đó, đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế gồm 03 bài thi như sau:
- Bài thi trắc nghiệm:
+ Thời gian làm bài: 75 phút;
+ Điểm đánh giá: tối đa 60 điểm;
+ Số lượng câu hỏi trắc nghiệm: 60 câu hỏi gồm
++ Tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 25 câu hỏi về 05 nội dung trong nhóm kiến thức cơ sở ngành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, mỗi nội dung gồm 05 câu hỏi
+ Và tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 35 câu hỏi về 09 nội dung trong nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, mỗi nội dung gồm 04 câu hỏi, riêng chủ đề về y tế du lịch gồm 03 câu hỏi.
- Bài thi tự luận: thời gian làm bài: 75 phút; điểm đánh giá: tối đa 40 điểm; số câu hỏi: ít nhất 02 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể có một hoặc nhiều ý, là tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên ít nhất 02 nội dung trong nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, mỗi nội dung gồm 01 câu hỏi.
- Bài thi thực hành:
+ Thời gian thực hành: 20 phút;
+ Điểm đánh giá: tối đa 100 điểm;
+ Nội dung: thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và trả lời câu hỏi tình huống, cụ thể như sau:
++ Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho khách du lịch quốc tế: thời gian chuẩn bị và thuyết trình: 15 phút;
++ Điểm đánh giá: tối đa 70 điểm; chủ đề: giới thiệu về văn hóa, đất nước, con người, các điểm đến du lịch của Việt Nam và các nước trên thế giới.
++ Trả lời câu hỏi tình huống: thời gian chuẩn bị và trả lời: 05 phút; điểm đánh giá: tối đa 30 điểm;
++ Chủ đề: giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình hướng dẫn khách du lịch quốc tế.
Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế gồm:
- Kiến thức cơ sở: địa lý Việt Nam; lịch sử Việt Nam; văn hóa Việt Nam; lịch sử văn minh thế giới; hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch;
- Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; tâm lý khách du lịch; giao lưu văn hóa quốc tế; nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch quốc tế; kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn; y tế du lịch; xuất nhập cảnh, hàng không và lưu trú; lễ tân ngoại giao;
- Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn;
- Thực tế nghề nghiệp cuối khóa.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngành hướng dẫn du lịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?