Việc mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Việc mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về giao dịch trái phiếu Chính phủ như sau:
Giao dịch trái phiếu Chính phủ
1. Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
2. Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:
a) Mua bán thông thường;
b) Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;
c) Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
3. Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
b) Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định này và pháp luật chứng khoán.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán phải thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
(2) Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Khối lượng;
- Lãi suất (hoặc giá trái phiếu);
- Kỳ hạn;
- Tài sản bảo đảm;
- Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro;
- Quyền và trách nhiệm của các bên liên quan - xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
Giao dịch trái phiếu Chính phủ (Hình từ Internet)
Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cố định hay không?
Tại Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ như sau:
Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ
1. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:
a) Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.
b) Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.
2. Mệnh giá phát hành: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
3. Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
4. Hình thức trái phiếu Chính phủ
a) Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.
b) Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu Chính phủ đối với mỗi đợt phát hành.
5. Lãi suất trái phiếu Chính phủ
a) Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
b) Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
...
Theo đó, lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ do Kho bạc Nhà nước quyết định, không chỉ được phát hành theo lãi suất cố định mà có thể phát hành theo lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu.
Phương thức thanh toán lãi, tiền gốc của trái phiếu Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, việc thanh toán lãi, gốc của trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo phương thức sau đây:
- Tiền lãi được thanh toán theo định kỳ 06 tháng một lần, hoặc 12 tháng một lần, hoặc thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn cùng với thanh toán gốc. Chủ thể phát hành thông báo cụ thể phương thức thanh toán lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.
- Tiền gốc được thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo thông báo của chủ thể phát hành đối với từng đợt phát hành.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trái phiếu Chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?