Việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT được thực hiện theo hình thức nào?
- Việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT được thực hiện theo hình thức nào?
- Đơn vị nào có trách nhiệm chi trả kinh phí thực hiện nhiệm vụ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT?
- Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BGDĐT năm 2016 quy định về hình thức phối hợp như sau:
Hình thức phối hợp
Việc phối hợp của các đơn vị được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Đơn vị chủ trì tổ chức họp với đơn vị tham gia phối hợp hoặc có văn bản đề nghị đơn vị tham gia phối hợp cử người hoặc cung cấp thông tin.
2. Đơn vị tham gia phối hợp cử cán bộ để đơn vị chủ trì tập hợp, tham mưu thành lập các đoàn thanh tra, tổ xác minh giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
3. Đơn vị tham gia phối hợp chủ động cung cấp thông tin, tài liệu khi xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra cụ thể và kế hoạch xác minh giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; đóng góp ý kiến bằng văn bản về nội dung thanh tra, dự thảo các kết luận thanh tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại.
Như vậy, theo quy định, việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo những hình thức sau đây:
(1) Đơn vị chủ trì tổ chức họp với đơn vị tham gia phối hợp hoặc có văn bản đề nghị đơn vị tham gia phối hợp cử người hoặc cung cấp thông tin.
(2) Đơn vị tham gia phối hợp cử cán bộ để đơn vị chủ trì tập hợp, tham mưu thành lập các đoàn thanh tra, tổ xác minh giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
(3) Đơn vị tham gia phối hợp chủ động cung cấp thông tin, tài liệu khi xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra cụ thể và kế hoạch xác minh giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo;
Đóng góp ý kiến bằng văn bản về nội dung thanh tra, dự thảo các kết luận thanh tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại.
Việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT được thực hiện theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm chi trả kinh phí thực hiện nhiệm vụ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BGDĐT năm 2016 quy định về trách nhiệm của Thanh tra như sau:
Trách nhiệm của Thanh tra
1. Làm đầu mối tổ chức thực hiện các nội dung nêu tại Chương 2 Quy chế này.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xây dựng đội ngũ cộng tác viên thanh tra đối với các đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Chi trả chế độ cho các cộng tác viên thanh tra và kinh phí thực hiện nhiệm vụ thanh tra; nhận xét về việc tham gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của công chức thuộc các đơn vị; đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
4. Định kỳ hàng năm tổ chức họp với các đơn vị để tổng kết tình hình, báo cáo Bộ trưởng kết quả phối hợp.
Như vậy, theo quy định, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị có trách nhiệm chi trả kinh phí thực hiện nhiệm vụ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ.
Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BGDĐT năm 2016 quy định về trách nhiệm của các đơn vị như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị
...
2. Trách nhiệm cụ thể của một số đơn vị
a) Vụ Kế hoạch tài chính
- Ưu tiên phân bổ và giao dự toán ngân sách đảm bảo cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo quy định.
- Phối hợp với Thanh tra trong việc xử lý vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lý sau thanh tra.
b) Văn phòng Bộ
- Ưu tiên đảm bảo phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
- Kịp thời hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động Thanh tra đột xuất, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
c) Vụ Thi đua - Khen thưởng
Trình Bộ trưởng quyết định khen thưởng theo định kỳ hoặc đột xuất đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đề nghị của Thanh tra Bộ.
...
Như vậy, theo quy định, trong hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Văn phòng Bộ có các trách nhiệm sau đây:
(1) Ưu tiên đảm bảo phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
(2) Kịp thời hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động Thanh tra đột xuất, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết khiếu nại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?