Việc quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ là trách nhiệm của người phụ trách kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp phải không?
- Việc quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ là trách nhiệm của người phụ trách kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp phải không?
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp lập kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng thế nào?
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp phải báo cáo cho ai về việc thực hiện kế hoạch của bộ phận kiểm toán nội bộ và việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ?
Việc quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ là trách nhiệm của người phụ trách kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp phải không?
Về việc quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ theo Mục 2000 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC có quy định cụ thể như sau:
Quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ một cách hiệu quả nhằm đảm bảo tạo thêm giá trị cho đơn vị.
Diễn giải chuẩn mực:
Hoạt động kiểm toán nội bộ được quản lý một cách hiệu quả khi:
- Đạt được mục tiêu và hoàn thành trách nhiệm đề ra trong quy chế kiểm toán nội bộ.
- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ tuân thủ chuẩn mực và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Xem xét đến xu hướng và các vấn đề thời sự có thể ảnh hưởng tới đơn vị.
Hoạt động kiểm toán nội bộ tạo thêm giá trị cho đơn vị cũng như cho các bên có lợi ích liên quan khi xem xét đến chiến lược, mục tiêu và rủi ro; Nỗ lực đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị, quy trình quản lý rủi ro và quy trình kiểm soát nội bộ và đưa ra được các đảm bảo phù hợp một cách khách quan.
Theo đó, người phụ trách kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp phải quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ một cách hiệu quả nhằm đảm bảo tạo thêm giá trị cho đơn vị.
Quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ (hình từ Internet)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp lập kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng thế nào?
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải thiết lập kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro nhằm xác định mức độ ưu tiên của hoạt động kiểm toán nội bộ, nhất quán với các mục tiêu của đơn vị.
Cụ thể theo Mục 2010 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC có quy định như sau:
- Để xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro, người phụ trách kiểm toán nội bộ tham vấn với ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất và tìm hiểu về chiến lược, mục tiêu, rủi ro và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị.
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải rà soát và điều chỉnh kế hoạch, khi cần thiết, đảm bảo phù hợp với những thay đổi của đơn vị về các khía cạnh kinh doanh, rủi ro, hoạt động, các chương trình, hệ thống và kiểm soát nội bộ.
- Kế hoạch của kiểm toán nội bộ phải được xây dựng căn cứ vào đánh giá rủi ro đã được ghi chép lại và thực hiện ít nhất mỗi năm một lần. Những ý kiến của ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất phải được xem xét trong quy trình này.
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải nhận biết và cân nhắc các kỳ vọng của ban điều hành cấp cao, cấp quản trị cao nhất và các bên có lợi ích liên quan khác khi đưa ra các ý kiến kiểm toán nội bộ và các kết luận khác.
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ nên cân nhắc chấp nhận các đề nghị tư vấn dựa trên khả năng các hoạt động tư vấn đó có giúp cải thiện quản lý rủi ro, có tạo thêm giá trị và cải thiện các hoạt động của đơn vị hay không.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải bao gồm cả những hoạt động tư vấn đã được chấp nhận.
Sau khi lạp kế hoạch thì người phụ trách kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo và phê duyệt kế hoạch theo Mục 2020 Phụ lục I như sau:
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo các kế hoạch kiểm toán nội bộ và các yêu cầu về nguồn lực, bao gồm các thay đổi đáng kể giữa kỳ, cho ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất để soát xét và phê duyệt.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ cũng phải báo cáo ảnh hưởng của những hạn chế về nguồn lực.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp phải báo cáo cho ai về việc thực hiện kế hoạch của bộ phận kiểm toán nội bộ và việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ?
Theo Mục 2060 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC quy định thì:
Báo cáo ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất
Định kỳ, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho ban điều hành cấp cao và/hoặc cấp quản trị cao nhất về mục đích, thẩm quyền, trách nhiệm và tình hình thực hiện liên quan đến kế hoạch của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng như việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ. Các báo cáo này phải gồm các rủi ro đáng kể, các vấn đề về kiểm soát, các rủi ro về gian lận, các vấn đề về quản trị và các vấn đề khác đòi hỏi ban điều hành cấp cao và/hoặc cấp quản trị cao nhất lưu ý.
Diễn giải chuẩn mực:
Người phụ trách kiểm toán nội bộ, ban điều hành cấp cao của đơn vị và cấp quản trị cao nhất cùng nhau xác định tần suất và nội dung báo cáo. Tần suất và nội dung báo cáo phụ thuộc vào tầm quan trọng của các thông tin cần trao đổi cũng như mức độ cấp thiết của các hành động cần được ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất thực hiện.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo và trao đối với ban điều hành cấp cao của đơn vị và cấp quản trị cao nhất những nội dung sau:
- Quy chế kiểm toán nội bộ.
- Tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ và tiến độ thực hiện so với kế hoạch.
- Yêu cầu về nguồn lực.
- Kết quả của các hoạt động kiểm toán nội bộ.
- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và kế hoạch hành động để giải quyết những vấn đề đáng kể liên quan đến việc tuân thủ.
- Biện pháp xử lý của ban điều hành đối với những rủi ro có thể không chấp nhận được đối với đơn vị theo xét đoán của người phụ trách kiểm toán nội bộ.
Những yêu cầu này và các yêu cầu báo cáo khác của người phụ trách kiểm toán nội bộ được tham chiếu xuyên suốt trong các chuẩn mực kiểm toán nội bộ.
Theo đó, định kỳ, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho ban điều hành cấp cao và/hoặc cấp quản trị cao nhất về mục đích, thẩm quyền, trách nhiệm và tình hình thực hiện liên quan đến kế hoạch của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng như việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
Các báo cáo này phải gồm các rủi ro đáng kể, các vấn đề về kiểm soát, các rủi ro về gian lận, các vấn đề về quản trị và các vấn đề khác đòi hỏi ban điều hành cấp cao và/hoặc cấp quản trị cao nhất lưu ý.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?